Quan điểm Kathy Lien 22/4: Liệu ECB có đi theo dấu chân của BOC?

Quan điểm Kathy Lien 22/4: Liệu ECB có đi theo dấu chân của BOC?

09:00 22/04/2021

Thông báo chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Châu Âu hôm nay là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong tuần này. Với khoảng cách bảy tuần giữa cuộc họp ngày mai và cuộc họp tiếp theo, ECB có một trong hai lựa chọn - tận dụng cơ hội này để làm rõ định hướng chính sách của mình, hoặc giữ nguyên đánh giá của mình và trì hoãn thời gian cho đến khi có bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy các quốc gia châu Âu đã kiểm soát được làn sóng vi rút thứ ba.

Kathy Lien
Kathy Lien

BOC đã chọn giải pháp thứ nhất. Họ đã giữ nguyên lãi suất nhưng giảm bớt việc mua tài sản thêm 1 tỷ đô la và đưa ra dự báo tăng lãi suất. Trước đây, BoC không dự kiến ​​sẽ tăng lãi suất trước năm 2023. Giờ đây, ngân hàng trung ương sẽ không tăng lãi suất cho đến nửa cuối năm 2022. Giống như Khu vực đồng tiền chung châu Âu, số ca nhiễm Covid-19 tại Canada cũng đang tăng mạnh, một số nơi chính phủ đã phải áp dụng biện pháp giãn cách. Tuy nhiên, với một thị trường việc làm sôi động và nền kinh tế nước láng giềng đang phục hồi nhanh chóng, BoC tin rằng đại dịch Covid-19 sẽ ít gây phương hại đến sản lượng của nền kinh tế hơn so với dự kiến ​​trước đây. Nền kinh tế Canada tăng trưởng 6.5% trong năm nay, tăng so với dự báo trước đó là 4%. Đồng đô la Canada đã tăng vọt sau quyết định lãi suất, tỷ giá USD/CAD giảm hơn 150 pips tối qua.
 
Phản ứng của đồng đô la Canada đối với thông báo của BoC có thể là dấu hiệu báo trước cho những gì các nhà giao dịch đồng euro có thể mong đợi hôm nay. Từ góc độ dữ liệu, hầu hết các báo cáo kinh tế không quá tệ. Nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng trưởng tốt hơn so với dự đoán của các nhà phân tích mặc dù các biện pháp phong tỏa áp dụng rộng rãi. Dữ liệu kinh tế của nhiều quốc gia khu vực đồng euro dự kiến ​​sẽ giảm trong quý này, nhưng khi đánh giá về sự phục hồi của đồng euro trong tháng này, các nhà đầu tư không lo lắng về tác động lâu dài. Họ đã bỏ qua các báo cáo ZEW và IFO tiêu cực của Đức và có thể làm điều tương tự với PMI tháng 4, dự kiến ​​công bố vào thứ Sáu tuần này. Chúng ta đã thấy điều này vào mùa hè năm ngoái khi triển vọng phục hồi khiến tỷ giá EUR/USD tăng cao hơn trước cả khi các biện pháp phong tỏa bị dỡ bỏ.

Các nhà giao dịch đồng Euro thường nhìn về viễn cảnh phía trước nhiều hơn, mặc dù tỷ lệ tiêm chủng của khu vực này thua xa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, nhưng ngày càng nhiều người dần khu vực này đi tiêm chủng. Liên minh châu Âu tiếp tục sử dụng vắc xin Johnson & Johnson, và điều này sẽ đẩy nhanh quá trình tiêm chủng. Về cơ bản, châu Âu chậm hơn Mỹ từ 4 đến 6 tuần, có nghĩa là việc toàn khu vực lấy lại đà phục hồi chỉ là vấn đề thời gian. ECB biết điều này và câu hỏi lớn vào ngày mai là liệu họ có thừa nhận nó hay không. Nếu ECB thể hiện sự lạc quan tương tự như BoC, thì EUR/USD có thể tăng 1.21. Nếu họ vẫn thận trọng và ra tín hiệu tăng cường kích thích, EUR/USD có thể kiểm tra lại vùng 1.19, và các cặp chéo sẽ chứng kiến EUR thiệt hại nặng nề hơn.

Phần trăm dân số được tiêm ít nhất một mũi vắc xin tại một số nước Châu Âu:

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm

Dầu thô bật tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi thị trường dần ổn định, nhưng rủi ro từ cuộc đối đầu Mỹ - Trung và lo ngại suy thoái tiếp tục phủ bóng lên triển vọng giá dầu. Khối lượng giao dịch Brent vọt lên mức kỷ lục, trong khi loạt tổ chức tài chính lớn đồng loạt hạ dự báo.
'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi Trump công bố gói thuế quan mới, đẩy kinh tế Mỹ và thế giới đến bờ vực suy thoái. Nếu không đảo ngược chính sách, hậu quả có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại lan rộng từ Phố Wall đến người lao động toàn cầu.
Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam

Mức thuế lên tới 46% từ chính quyền Trump đe dọa nghiêm trọng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với thị trường Mỹ – nơi chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu. Nỗ lực đàm phán nhằm trì hoãn hoặc giảm thuế đang diễn ra khẩn trương, nhưng khả năng thành công còn bỏ ngỏ. Nếu không đạt thỏa thuận, Việt Nam có nguy cơ mất đà tăng trưởng và buộc phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại.
Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?

Các đòn thuế quan bất ngờ mà cựu Tổng thống Donald Trump tung ra gần đây đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nên giảm lãi suất để ngăn chặn nguy cơ suy thoái hay giữ mặt bằng lãi suất cao nhằm kiềm chế một làn sóng lạm phát mới đang manh nha?
Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?

Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed từng đóng vai trò “người cứu trợ”, bơm thanh khoản USD thông qua swap lines để giữ hệ thống tài chính quốc tế không sụp đổ. Thế nhưng, khi niềm tin vào vai trò dẫn dắt của Mỹ đang bị xói mòn, và chính quyền Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng với lập trường "nước Mỹ trên hết", câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Fed có còn giữ cam kết với phần còn lại của thế giới?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ