Quan chức Fed: Lãi suất cần tiếp tục tăng

Quan chức Fed: Lãi suất cần tiếp tục tăng

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

12:11 21/04/2023

Bà Loretta Mester cho biết Fed sắp kết thúc chu kỳ thắt chặt. Ông Raphael Bostic kiên định với quan điểm “tăng thêm 1 lần và kết thúc”.

Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester
Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang ủng hộ một đợt tăng lãi suất nữa sau khi theo dõi hậu quả của lùm xùm ngành ngân hàng, trong khi dữ liệu từ chương trình cho vay khẩn cấp mới cho thấy căng thẳng tài chính tiếp tục kéo dài.

Chủ tịch Fed Cleveland Loretta Mester - thường nằm trong số những nhà hoạch định chính sách diều hâu, cho biết bà ủng hộ việc tăng lãi suất trên 5% vì lạm phát vẫn còn quá cao.

Nhưng bà cũng đã hạ bớt giọng điệu bằng cách lập luận rằng sự thận trọng là cần thiết vì các điều kiện tín dụng chặt chẽ có thể làm giảm việc tuyển dụng và chi tiêu của người dân.

“Chúng ta đang tiến gần hơn đến điểm cuối của hành trình thắt chặt. Việc cần thắt chặt thêm bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nền kinh tế và tình hình tài chính cũng như tiến độ thực hiện các mục tiêu chính sách tiền tệ của chúng tôi.”

Dữ liệu được công bố sau nhận xét của bà cho thấy các ngân hàng đã tăng các khoản vay khẩn cấp từ Cục Dự trữ Liên bang lần đầu tiên sau 5 tuần.

Các nhà hoạch định chính sách đã tăng lãi suất 25bp vào tháng trước, đưa phạm vi lãi suất của họ lên khoảng 4.75-5% từ mức gần bằng 0 chỉ cách đây 12 tháng.

Fed cũng dự đoán rằng họ sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay, lên 5.1%, theo dự báo trung bình trong dot plot.

Một số quan chức Fed đã nói rằng họ muốn giữ nguyên lãi suất tại điểm đó, mặc dù các nhà đầu tư hiện đang định giá Fed cắt giảm lãi suất vào cuối năm nay.

Chủ tịch Fed Atlanta, Raphael Bostic là một trong những nhà hoạch định chính sách như vậy, và ông đã lặp lại thông điệp đó tại các bài phát biểu riêng ở Melbourne, Florida.

Khi được hỏi liệu ông có còn ủng hộ việc tăng lãi suất “một lần là xong” hay không, ông nói “đó là quan điểm của tôi” và lưu ý rằng chính sách có độ trễ.

“Chính sách của chúng tôi hoạt động với độ trễ. Chính sách chắc chắn đã đi vào vùng hạn chế. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta để mọi thứ thuận theo tự nhiên. Và điều đó sẽ mất một thời gian.”, ông nói.

Cả ông và bà Mester đều không bỏ phiếu về chính sách tiền tệ trong năm nay.

Chủ tịch Fed Philadelphia, Patrick Harker, thành viên bỏ phiếu FOMC năm 2023, cũng đưa thông điệp tương tự.

“Tôi dự đoán rằng Fed có thể cần phải thắt chặt thêm để đảm bảo chính sách đủ hạn chế nhằm hỗ trợ cả hai trụ cột trong nhiệm vụ kép của chúng ta,” ông phát biểu tại một sự kiện do Trường Wharton, Đại học Pennsylvania tổ chức vào tối thứ Năm.

“Một khi chúng ta đạt đến điểm đó - điều sẽ xảy ra trong năm nay, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ giữ nguyên lãi suất và để chính sách tiền tệ thực hiện công việc của mình."

Các quan chức Fed rất hài lòng khi có những dấu hiệu cho thấy chiến dịch thắt chặt mạnh mẽ của họ đang bắt đầu có tác dụng, với lĩnh vực nhà đất đang hạ nhiệt, thị trường lao động bớt nóng hơn và lạm phát giảm so với mức đỉnh của năm ngoái.

Họ cũng tiếp tục cảnh báo áp lực giá vẫn còn quá cao và dai dẳng, đòi hỏi phải tiếp tục thắt chặt chính sách.

Nhưng thông điệp diều hâu đó đã dịu đi sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank vào tháng trước, buộc các cơ quan quản lý phải vào cuộc để ngăn chặn sự lây lan.

Hậu quả là khả năng tiếp cận tín dụng bị thắt chặt hơn, điều này có tác động tương tự như tăng lãi suất và có thể đồng nghĩa với việc Fed sẽ phải làm ít hơn.

Harker cho biết: “Tôi hy vọng việc các điều kiện tín dụng chặt chẽ hơn đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp có thể làm chậm hoạt động kinh tế và việc tuyển dụng. Tuy nhiên, tác động đầy đủ vẫn chưa rõ ràng.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể khi giới đầu tư bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng đối với nhu cầu năng lượng thế giới. Diễn biến này diễn ra song song với tiến trình đàm phán giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ