Phố Wall sẽ thế nào khi Fed siết hỗ trợ

Phố Wall sẽ thế nào khi Fed siết hỗ trợ

17:09 16/09/2021

Chủ tịch Fed Jerome Powell hồi cuối tháng 8 cho biết ngân hàng trung ương Mỹ có thể bắt đầu siết các biện pháp hỗ trợ trong cuối năm nay.

Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại hội nghị chuyên đề thường niên Jackson Hole tổ chức trực tuyến cuối tháng 8. Ảnh: Bloomberg.
Chủ tịch Fed Jerome Powell phát biểu tại hội nghị chuyên đề thường niên Jackson Hole tổ chức trực tuyến cuối tháng 8. Ảnh: Bloomberg.

Các thị trường tài chính có đợt phục hồi ấn tượng trong khoảng thời gian 18 tháng sau khi Fed triển khai các biện pháp hỗ trợ kinh tế, ứng phó Covid-19. Phố Wall liên tục lập đỉnh, doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận tốt.

Câu hỏi lớn lúc này là liệu thị trường có thể “tự đứng trên đôi chân của mình” khi Fed bắt đầu giảm dần biện pháp hỗ trợ hay không.

Về phần mình, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuần trước đã thông báo thu hồi một số chính sách hỗ trợ tài chính thời dịch cho thị trường tài chính, dấy lên dự báo Fed sớm có động thái tương tự.

Khi đại dịch tác động lên kinh tế toàn cầu năm 2020, Fed và ECB đều triển khai chương trình mua tài sản quy mô lớn và tuyên bố giữ lãi suất ở gần thấp kỷ lục để giúp nền kinh tế phục hồi, giữ dòng chảy tín dụng trong khủng hoảng Covid-19.

“ECB đã tung nắm đấm”, Phil Orlando, giám đốc chiến lược thị trường cổ phiếu tại Federated Hermes, nhận định. “Chúng tôi dự báo Fed thông báo siết hỗ trợ trong cuối năm nay. Cụ thể hơn, chúng tôi cho rằng thông báo sẽ xuất hiện vào ngày 3/11, sau khi Fed kết thúc hai ngày họp chính sách”.

Orlando còn cho rằng quy trình siết nhanh hỗ trợ sẽ kết thúc vào tháng 6/2022, tiếp đó là tăng lãi suất 75 điểm cơ bản cho đến cuối năm 2023 từ mức 0 – 0,25% hiện tại.

Vaccine, việc làm, tự do thị trường

Chủ tịch Fed Jerome Powell thường liên kết đà phục hồi kinh tế và sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương Mỹ với Covid-19, quá trình tiêm chủng và thị trường lao động.

Hệ quả, Orlando cho rằng không có quyết định nào về việc giảm quy mô mua tài sản 120 tỷ USD/tháng hiện tại của Fed tại cuộc họp chính sách ngày 21 – 22/9. 

“Lý do là báo cáo việc làm tháng 8 thật kinh khủng, thấp hơn nửa triệu việc làm so với dự báo chung”, ông nói.

Các điều kiện trên thị trường lao động có thể cải thiện trong vài tháng tới, do chương trình hỗ trợ thất nghiệp bổ sung 300 USD/tuần sắp hết hạn và còn nhiều vị trí cần tuyển dụng.

“Fed đang dùng các số liệu trên thị trường lao động làm lý do để hoãn siết hỗ trợ”, Ethan Harris và nhóm nghiên cứu về tiền tệ, lãi suất toàn cầu tại Bank of America (BofA) cho biết. “Chúng tôi không đồng tình".

Đà tăng gần đây của thị trường chứng khoán Mỹ diễn ra trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca tử vong hàng ngày vì Covid-19 cao nhất 6 tháng, và gần 1/4 dân số Mỹ vẫn không muốn tiêm vaccine Covid-19 dù nguồn cung sẵn có.

Trong nỗ lực mới nhằm kiểm soát Covid-19, Tổng thống Joe Biden ngày 9/9 đưa ra kế hoạch 6 phần để đánh bại “đại dịch không tiêm vaccine” – đang khiến các phòng cấp cứu tại bệnh viện ngày càng kín chỗ, dẫn đến nhiều đối tượng khác không thể tiếp cận chăm sóc y tế.

‘Gập ghềnh’

Nhà đầu tư đã có một khoảng thời gian thuận buồm xuôi gió trong năm nay với S&P 500 tăng gần 19%. Tuy nhiên, chặng đường phía trước được dự báo là "gập ghềnh".

Chốt tuần trước, Dow Jones giảm 2,2%, S&P 500 giảm 1,7%, tuần tệ nhất kể từ ngày 18/6. Nasdaq giảm 1,6%.

Với định giá thị trường chứng khoán ở mức “cực đoan trong lịch sử”, một nhà phân tích tại Deutsche Bank ngày 10/9 cảnh báo nguy cơ xuất hiện đợt điều chỉnh “cứng” đang gia tăng.

Ngoài ra, thị trường còn đối mặt nguy cơ xuất hiện thêm làn sóng Covid-19 do biến chủng Delta, khả năng xuất hiện biến chủng mới và sự thay đổi lãnh đạo ở Fed khi nhiệm kỳ của Powell kết thúc đầu năm 2022.

Kể từ tháng 8, Orlando luôn tin thị trường điều chỉnh 5 – 10% trong tháng 10, mức điều chỉnh chưa từng xuất hiện kể từ tháng 11/2020 và có thể đẩy S&P 500 xuống dưới đường trung bình động 200 ngày – hiện khoảng 4.000 điểm. Tuy nhiên, sau khi sóng gió qua đi, ông dự báo S&P 500 sẽ vượt 4.800 điểm vào cuối năm, 5.300 điểm cho năm 2022.

Thách thức nợ

Một bài kiểm tra nữa đối với tình hình tài chính Mỹ đang diễn ra theo thời gian thực với các bên đi vay đã vay gần 11.000 tỷ USD trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp,.

Tuần có ngày nghỉ Lao động 6/9 đã ghi nhận khối lượng kỷ lục của trái phiếu doanh nghiệp cấp độ đầu tư trên thị trường trái phiếu, chủ yếu muốn tranh thủ chi phí thấp hiện tại để huy động vốn đề phòng biến động cuối năm.

“Điều đó nói lên khả năng hấp thụ khối lượng trái phiếu doanh nghiệp của thị trường”, James Whang, đồng trưởng bộ phận thu nhập tín dụng cố định của US Bank, nói.

“Tôi nghĩ lo ngại liên quan đến việc Fed siết lãi suất có chút hơi quá mức. Tôi không nghĩ Fed sẽ làm gì đó cản trở đà tăng trưởng kinh tế khi vẫn còn khá nhiều bất ổn liên quan biến chủng Delta”.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật Ngân sách của Đảng Cộng hòa đang khiến thị trường rơi vào tình thế khó xử

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba đã thuyết phục các nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Hạ viện chấp thuận một dự luật ngân sách không chỉ làm tăng thêm nợ nần và thâm hụt vốn đã được coi là không bền vững mà còn trông đầy điềm gở đối với các thị trường tài chính vừa mới phục hồi sau vụ thuế quan “Ngày Giải phóng” đầy tai tiếng.
USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD mất dần vai trò trú ẩn giữa lo ngại nợ công và bất ổn thương mại

Đồng USD đang chịu áp lực giảm mạnh khi niềm tin vào sức mạnh tài chính và ổn định chính trị của Mỹ suy yếu. Việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm cùng lo ngại về thâm hụt ngân sách và nợ công khiến giới đầu tư bán tháo tài sản Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp diễn, USD có thể đánh mất vai trò là đồng tiền trú ẩn an toàn trên toàn cầu.
Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ