OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

14:50 18/04/2025

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.

Tuần trước, tám quốc gia thành viên OPEC+ đã công bố kế hoạch đẩy nhanh việc kết thúc các đợt cắt giảm sản lượng tự nguyện bằng cách tăng sản lượng thêm 411,000 thùng/ngày trong tháng 5 – tương đương với ba lần tăng hàng tháng gộp lại. Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố các mức thuế mới đối với các đối tác thương mại, khiến thị trường dầu thêm chao đảo. Giá dầu Brent giao tháng 6 tăng 0.1% lên mức 63.32 USD/thùng, trong khi giá dầu WTI giữ nguyên ở mức 60.12 USD/thùng.

Động thái này xác nhận các tin đồn trước đó rằng Ả Rập Xê Út có thể từ bỏ vai trò truyền thống là quốc gia điều tiết sản lượng của OPEC, nhằm gửi đi thông điệp mạnh mẽ đến những nước vi phạm thỏa thuận cắt giảm sản lượng như Kazakhstan, UAE và Iraq.

Vào tháng 9 năm ngoái, Financial Times đưa tin rằng Ả Rập Xê Út sẵn sàng từ bỏ mục tiêu giá dầu không chính thức ở mức 100 USD/thùng, điều này cho thấy họ đã chấp nhận khả năng giá dầu thấp kéo dài. Hiện tại, Ả Rập Xê Út chiếm 2 triệu thùng/ngày trong tổng số 2,8 triệu thùng/ngày cắt giảm từ các nước OPEC và 3.15 triệu thùng/ngày từ toàn nhóm OPEC+. Về cơ bản, mức cắt giảm của Saudi chiếm gấp đôi phần còn lại của nhóm, khi chỉ có Saudi và Kuwait đang cắt giảm với tỷ lệ hai con số. Trên thực tế, phần lớn sự sụt giảm sản lượng của các thành viên khác trong OPEC+ không phải do tự nguyện, mà vì họ không thể đáp ứng hạn ngạch sản lượng.

Tuy nhiên, việc đổ thêm dầu ra thị trường sẽ khiến quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất OPEC chịu thiệt hại đáng kể. Theo IMF, Ả Rập Xê Út cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để cân bằng ngân sách, chủ yếu do các tham vọng trong Vision 2030 của Thái tử Mohammed bin Salman. Tình hình càng tồi tệ hơn khi trong những năm gần đây, nước này đã gánh phần lớn trách nhiệm cắt giảm sản lượng của OPEC+. Hiện tại, Saudi đang bơm 8.9 triệu thùng/ngày – mức thấp nhất kể từ năm 2011. Tức là họ vừa bán ít dầu hơn, lại với giá thấp hơn, dẫn đến doanh thu giảm mạnh.

Dẫu vậy, Ả Rập Xê Út vẫn có khả năng gây áp lực lên thị trường dầu. Như cây bút Irina Slav của OilPrice.com nhận định, Saudi hoàn toàn có thể "đạp thắng" Vision 2030, hoãn sang Vision 2040 hoặc thậm chí Vision 2050 nếu thị trường dầu không thuận lợi. Ngoài ra, nước này cũng có nhiều lựa chọn tài chính thay thế để vượt qua giai đoạn giá dầu thấp, như rút tiền từ quỹ dự trữ ngoại hối hoặc phát hành trái phiếu chính phủ.

Giới chuyên gia cũng cho rằng Saudi có thể tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp mà Trump áp lên các quốc gia GCC để trở thành cường quốc sản xuất của khu vực. Cả sáu nước thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) – bao gồm Saudi Arabia, UAE, Bahrain, Qatar, Kuwait và Oman – chỉ phải chịu mức thuế 10%.

“Với việc thuế nhập khẩu tăng ở một số quốc gia, khả năng lớn là các doanh nghiệp sẽ chuyển hướng sang GCC, thông qua các chiến lược sản xuất gần thị trường tiêu thụ hoặc chuyển sang quốc gia thân thiện,” Adel Hamaizia – chuyên gia Trung Đông tại Trung tâm Sáng kiến Trung Đông Belfer của Harvard – chia sẻ với Middle East Eye.

Thật ra, sản xuất chế tạo cũng là một phần quan trọng trong Vision 2030. Quốc gia dầu mỏ này có lợi thế lớn: không như châu Âu, Saudi có nguồn năng lượng giá rẻ, nhiều không gian và ít quy định ràng buộc.

Bên cạnh đó, Saudi đang đẩy nhanh kế hoạch khai khoáng trị giá 2,500 tỷ USD để đa dạng hóa nền kinh tế và giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, đồng thời đầu tư vào công nghệ để tối ưu hóa sản lượng dầu và giảm khí thải carbon. Khai khoáng giờ đóng vai trò trung tâm trong chiến lược giảm phụ thuộc vào dầu, với việc Saudi hướng tới khai thác các trữ lượng lớn phosphate, vàng, đồng và bauxite. Năm ngoái, Bộ trưởng Khai khoáng Saudi – ông Bandar Al-Khorayef – cho biết tiềm năng trữ lượng của nước này đã tăng gần 90%, từ mức 1,300 tỷ USD dự báo cách đây tám năm lên 2,500 tỷ USD. Saudi đặt mục tiêu tăng đóng góp của ngành khai khoáng vào GDP từ 17 tỷ USD lên 75 tỷ USD vào năm 2035.

Năm ngoái, quốc gia này đã ký chín thỏa thuận đầu tư vào kim loại và khai khoáng trị giá hơn 35 tỷ riyal (9.32 tỷ USD), nhằm xây dựng chuỗi cung ứng nội địa cho các kim loại quan trọng. Sáng kiến “Tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng toàn cầu” của Saudi đã công bố các thỏa thuận với tập đoàn khai khoáng Vedanta và Tập đoàn Zijin của Trung Quốc.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng dầu, thị trường chuẩn bị đón sóng lớn

OPEC+ đang tăng tốc độ tăng sản lượng dầu bằng cách bổ sung thêm 411.000 thùng mỗi ngày trong tháng 5. Ả Rập Xê Út hiện đang đối mặt với áp lực ngân sách, cần giá dầu ở mức 96.20 USD/thùng để hòa vốn do các khoản chi tiêu lớn cho kế hoạch Vision 2030. Quốc gia này cũng đang tìm cách tận dụng mức thuế nhập khẩu thấp của Mỹ để phát triển ngành sản xuất và đầu tư mạnh vào khai khoáng nhằm gia tăng nguồn thu ngoài dầu mỏ.
Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Giá vàng đang tăng mạnh và bạc tăng vừa phải trong phiên Mỹ vào thứ Năm. Nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và báo cáo lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đang cung cấp chất xúc tác tăng giá cho các nhà giao dịch kim loại quý vào cuối tuần này. Ngoài ra, vẫn còn một số lo lắng về sự ổn định của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, mặc dù ít hơn so với 24 giờ trước.
Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục, khi nhu cầu trú ẩn an toàn vẫn vững vàng giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày.
Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ