Omicron? Chưa biết được. Nhưng lạm phát? Đã quá rõ ràng!

Omicron? Chưa biết được. Nhưng lạm phát? Đã quá rõ ràng!

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

13:27 01/12/2021

Điều từng được cho là cực đoan giờ đây đã trở thành sáng suốt. Những ngân hàng trung ương sớm triển khai thắt chặt và tăng lãi suất có thể đã đúng. Trong khi ta chờ đợi xem chủng Omicron nguy hiểm ra sao, lạm phát thì đã rõ ràng là một mối nguy cho nền kinh tế.

Động lực hồi phục kinh tế toàn cầu vẫn chưa giảm. Các nhà hoạch định chính sách cần phản ứng với các khó khăn trước mắt. Họ có thể chờ đợi, nhưng đại dịch không bao giờ đưa ra lựa chọn nào dễ dàng cả. Đây cũng chính là lý do thị trường bất ngờ trước việc chủ tịch Powell nói rằng Fed có thể đẩy nhanh tốc độ thắt chặt. Sau nhiều tháng cố gắng thuyết phục thị trường rằng lạm phát sẽ nhanh chóng hạ nhiệt, ông đã từ bỏ hoàn toàn quan điểm “tạm thời”. Diễn biến của chủng Omicron có ra sao, ta vẫn chưa rõ. Nhưng tới giờ, sau nhiều thập kỷ, đã có lý do cho thấy cần phải đối phó với lạm phát.

Những ngân hàng trung ương khác đã nhận ra điều này sớm hơn. RBNZ và Ngân hàng trung ương Hàn Quốc đều đã tăng lãi suất 2 lần trong vài tháng gần đây, và đưa tín hiệu sẽ còn nhiều lần tăng nữa. Cơ quan tiền tệ Singapore đã bắt đầu thắt chặt chính sách, và Ngân hàng dự trữ Ấn Độ cũng đã khóa van nới lỏng định lượng.

Những động thái này từng nhận nhiều nghi vấn. RBNZ có tai tiếng là làm quá, để rồi phải làm lại. Nhưng đến giờ, họ lại đều đúng cả. Kinh tế trưởng RBNZ, Yuong Ha, đã nêu ra lý do để quản trị rủi ro: "Từ vị trí của chúng tôi, triển vọng nhu cầu có thể sẽ yếu hơn, hoặc mạnh hơn tùy theo hành vi tiêu dùng của hộ gia đình. Nhưng lạm phát đang tăng, áp lực cung sẽ kéo dài và ta nên cắt kích thích tiền tệ.”

Dù điều này nghe rất hợp lý, không phải ai cũng nghĩ như vậy. BoE, sau khi nhận rất nhiều chỉ trích từ việc đánh tiếng tăng lãi suất, để rồi lại quyết định giữ nguyên, vẫn đang chật vật với lập trường của mình. Ngay trong ngày chủ tịch Powell vứt bỏ quan điểm lạm phát tạm thời, bà Catherine Mann lại đang lưỡng lự: "Ta cần thêm thông tin, đặc biệt về chủng Omicron, do vậy vẫn quá sớm để nói về thời gian tăng lãi suất, chứ chưa nói tới tăng bao nhiêu.”

Ngay với những ngân hàng trung ương lề mề trong việc cắt kích thích, một số cũng đã bắt đầu nói về thắt chặt. Trong 18 tháng gần đây, chi phí cho sự lề mề, dù là thắt chặt hay nới lỏng, vẫn còn ở mức chấp nhận được. Nhưng lạm phát không còn thấp nữa. Các ngân hàng không thể tiếp tục bơm kích thích mà không gây ảnh hưởng đến giá cả. Chỉ số PCE lõi, thước đo lạm phát của Fed, tăng 5% trong tháng Mười, và đã vượt xa mục tiêu 2% từ tháng Ba.

Chủng Omicron lại dấy lên các câu hỏi về sức mạnh của nhu cầu nếu các lệnh phong tỏa lại được áp đặt và người dân phải đợi có vắc xin mới. Nhưng có rất ít câu hỏi về ảnh hưởng đến lạm phát. Khủng hoảng chuỗi cung ứng sẽ không biến mất nhanh chóng. Chủng Omicron sẽ chỉ khuếch đại vấn đề.

Bối cảnh chính sách có thể sẽ rõ ràng hơn vào giữa tháng, khi Fed, BoE, ECB và BoJ đều họp trong các ngày 15-17/12. Đây cũng là thời điểm các cơ quan y tế có cái nhìn tốt hơn về chủng Omicron. Nhưng đừng kỳ vọng rằng Covid sẽ thay đổi hoàn toàn triển vọng lãi suất. Hướng đi chính sách của các ngân hàng đang chỉ có một, dù mỗi nơi có tốc độ khác nhau. Sẽ không có phần thưởng gì trong việc tăng lãi suất sớm, nhưng cũng đâu có hình phạt nào?

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ