Nền kinh tế khu vực Eurozone đang dần phục hồi và xuất hiện những dấu hiệu tích cực

Nền kinh tế khu vực Eurozone đang dần phục hồi và xuất hiện những dấu hiệu tích cực

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:08 18/04/2024

Theo Chủ tịch ECB Christine Lagarde, nền kinh tế châu Âu đang có những dấu hiệu phục hồi trở lại sau quãng thời gian trì trệ kéo dài hơn một năm.

Trong phát biểu hôm thứ Tư tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington, bà Lagarde cho biết khu vực Eurozone 20 quốc gia đang dần phục hồi.

Bà nói: "Chúng tôi không gặp phải suy thoái, nhưng tăng trưởng rất chậm và yếu". Tuy nhiên, thị trường việc làm đang cho thấy những tiến triển.

ECB gần như chắc chắn sẽ giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo vào tháng 6 - một động thái hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những diễn biến sau đó đang ngày càng trở nên bất định.

Một phần là do Fed. Chủ tịch Jerome Powell vào thứ Ba đã báo hiệu rằng các quan chức sẽ đợi lâu hơn dự kiến trước đây để giảm lãi suất sau một loạt các báo cáo lạm phát cao bất ngờ.

Việc nới lỏng tiền tệ kéo dài ở châu Âu trong khi Mỹ không hành động với mức độ tương tự có thể làm giảm giá đồng Euro. Chủ tịch Lagarde cho biết các quan chức sẽ theo dõi tỷ giá hối đoái một cách cẩn trọng mặc dù không nhắm đến một mức cụ thể.

"Mặc dù chúng tôi có nhiệm vụ duy nhất với mục tiêu chính là ổn định giá, nhưng rõ ràng là chúng tôi phải tính đến tác động của biến động tỷ giá hối đoái đối với lạm phát. Biến động tỷ giá này có thể ảnh hưởng đến lạm phát thông qua lạm phát nhập khẩu", bà nói.

Tình hình căng thẳng ở Trung Đông là một yếu tố rủi ro khác.

Bà Lagarde cho biết: "Chúng tôi cố gắng phân tích những tác động. Một ví dụ là tác động của tình hình căng thẳng địa chính trị đối với giá hàng hóa sẽ như thế nào, giá dầu và khí đốt, vốn đóng vai trò quan trọng trong ba năm qua, và chúng sẽ phản ứng ra sao trước những cú sốc hiện tại."

Giới giao dịch gần như chắc chắn rằng ECB sẽ lần đầu tiên giảm lãi suất 25bps vào tháng 6. Tổng cộng dự kiến sẽ có 80 bps được giảm trong năm 2024, tương đương với ba lần giảm 25 bps và khả năng 20% sẽ có lần giảm thứ tư.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đồng USD giảm sâu khi thị trường chờ đợi động thái thuế quan mới từ chính quyền Trump

Đồng USD giảm sâu khi thị trường chờ đợi động thái thuế quan mới từ chính quyền Trump

USD suy yếu vào đầu tuần trong bối cảnh nhà đầu tư chờ đợi thông tin từ Nhà Trắng về khả năng áp thuế mới với các đối tác thương mại. Dù rủi ro biến động thị trường gia tăng khi hạn chót áp thuế đến gần, phần lớn kịch bản đã được thị trường định giá trước và kỳ vọng về khả năng gia hạn cũng đang được cân nhắc.
Lương thực tế tại Nhật Bản giảm mạnh trong tháng 5 giữa áp lực lạm phát kéo dài

Lương thực tế tại Nhật Bản giảm mạnh trong tháng 5 giữa áp lực lạm phát kéo dài

Lương thực tế tại Nhật Bản trong tháng 5 giảm 2.9% so với cùng kỳ năm trước, mức giảm nhanh nhất trong gần hai năm, do lạm phát tiếp tục vượt tốc độ tăng thu nhập. Diễn biến này làm gia tăng lo ngại về sức mua của hộ gia đình và triển vọng tiêu dùng trong bối cảnh kinh tế đối mặt nhiều bất ổn trong và ngoài nước.
Thị trường châu Á chịu áp lực từ bất ổn chính sách thuế quan Mỹ và nguồn cung dầu tăng mạnh

Thị trường châu Á chịu áp lực từ bất ổn chính sách thuế quan Mỹ và nguồn cung dầu tăng mạnh

Chứng khoán châu Á giảm điểm trong bối cảnh chính quyền Mỹ đưa ra thông điệp mơ hồ về việc điều chỉnh thuế quan, làm dấy lên lo ngại về rủi ro chính sách. Đồng thời, việc OPEC+ thông báo tăng sản lượng dầu vượt kỳ vọng đã khiến giá dầu lao dốc, góp phần gia tăng biến động trên thị trường tài chính toàn cầu. Nhà đầu tư thận trọng, đồng USD suy yếu, trong khi nhu cầu đối với tài sản an toàn như trái phiếu chính phủ gia tăng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ