Mỹ tuyên bố Hamas "đánh tháo" kế hoạch ngừng bắn, Hamas phủ nhận đề xuất ý tưởng mới

Mỹ tuyên bố Hamas "đánh tháo" kế hoạch ngừng bắn, Hamas phủ nhận đề xuất ý tưởng mới

Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

08:53 13/06/2024

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Tư cho biết, Hamas đã có hành động "đánh tháo" khi đề xuất nhiều thay đổi không thể thực hiện được đối với kế hoạch ngừng bắn do Mỹ hậu thuẫn ở Gaza.

Tuy nhiên, chỉ huy cấp cao của Hamas, Osama Hamdan phủ nhận việc nhóm Hồi giáo Palestine này đã đưa ra những ý tưởng mới. Phát biểu với đài truyền hình Al-Araby TV, ông nhắc lại lập trường của Hamas rằng chính Israel đã từ chối các đề xuất và cáo buộc chính quyền Mỹ đang bao che cho đồng minh thân cận của mình.

Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cũng cho biết rằng một số thay đổi được đề xuất của Hamas khác biệt đáng kể so với những gì được nêu trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hôm thứ Hai nhằm ủng hộ kế hoạch do Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra.

Ông Sullivan nói với các phóng viên: “Mục đích của chúng tôi là đưa quá trình này đi đến hồi kết. Quan điểm của chúng tôi là thời gian thương lượng đã kết thúc”.

Hamas cũng muốn có bảo đảm bằng văn bản từ Mỹ về kế hoạch ngừng bắn, theo nguồn tin an ninh từ Ai Cập.

Tối muộn ngày thứ Tư, Hamas đã ra tuyên bố nhấn mạnh tính tích cực trong đàm phán và kêu gọi Mỹ thúc ép Israel chấp nhận một thỏa thuận dẫn đến ngừng bắn vĩnh viễn ở Dải Gaza cũng như rút quân hoàn toàn khỏi khu vực, tái thiết và trả tự do cho tù nhân Palestine.

Nhóm Palestine cho biết mặc dù các quan chức Mỹ đã nói rằng Israel đã chấp nhận đề xuất ngừng bắn của Biden vào ngày 31/5, song họ vẫn chưa nghe bất kỳ quan chức Israel nào xác nhận việc chấp nhận này.

Đề xuất của ông Biden sẽ có một thỏa thuận ngừng bắn và thả các con tin Israel ở Gaza theo từng giai đoạn để đổi lấy những người Palestine bị bỏ tù ở Israel, cuối cùng dẫn đến kết thúc vĩnh viễn chiến tranh.

Tại một cuộc họp báo với Thủ tướng Qatar ở Doha, Blinken cho biết một số đề nghị đối lập từ Hamas, nhóm đã cai trị Dải Gaza từ năm 2007, đã tìm cách sửa đổi các điều khoản mà họ đã chấp nhận trong các cuộc đàm phán trước đó.

Nhiều tháng đàm phán

Các nhà đàm phán từ Mỹ, Ai Cập và Qatar đã cố gắng trong nhiều tháng qua để làm trung gian cho một lệnh ngừng bắn trong cuộc xung đột - đã khiến hàng chục nghìn người Palestine thiệt mạng và tàn phá khu vực đông dân cư - và giải phóng các con tin, trong số đó hơn 100 người được cho là vẫn bị giam giữ tại Dải Gaza.

"Hamas đã có thể trả lời bằng một từ duy nhất: Đồng ý," Blinken nói. "Thay vào đó, Hamas đã đợi gần hai tuần và sau đó đề xuất thêm những thay đổi, một số trong đó vượt ra ngoài những lập trường mà họ đã từng đưa ra và chấp nhận trước đây."

Trong tuyên bố muộn tối thứ Tư, Hamas cho biết họ đã thể hiện sự sẵn sàng hợp tác trong khi Israel thì không. Nhóm Hamas cho rằng lập trường của Blinken là sự tiếp nối chính sách của Mỹ đồng lõa trong cuộc diệt chủng dã man chống lại người dân Palestine. Nhóm này cho rằng Mỹ đang cung cấp sự hỗ trợ chính trị và quân sự cho Israel để tiếp tục cuộc tấn công vào Dải Gaza.

Mỹ đã cho biết Israel đã chấp nhận đề xuất của họ, nhưng Israel chưa lên tiếng công khai về điều này. Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã nhiều lần nói rằng Israel sẽ không cam kết chấm dứt chiến dịch trước khi Hamas bị loại bỏ.

Các cường quốc đang tăng cường nỗ lực giải quyết xung đột, một phần để ngăn chặn nó leo thang thành một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn tại Trung Đông, với một điểm nóng nguy hiểm là các cuộc đối đầu leo thang dọc theo biên giới Liban-Israel.

Các cuộc giao tranh tại Dải Gaza bắt đầu vào ngày 7/10 khi các phiến quân do Hamas lãnh đạo đột nhập qua biên giới và giết 1,200 người Israel và bắt giữ hơn 250 con tin, theo số liệu của Israel.

Chiến dịch không quân và đổ bộ đường bộ của Israel kể từ đó đã khiến hơn 37,000 người Palestine thiệt mạng, theo Bộ Y tế Gaza, khiến phần lớn người dân trong số 2.3 triệu dân Gaza phải di tản do bị tàn phá nhà ở và cơ sở hạ tầng.

Lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới cho biết vào thứ Tư, nhiều người ở Dải Gaza đang phải đối mặt với nạn đói khủng khiếp, với hơn 8,000 trẻ em dưới 5 tuổi được chẩn đoán và điều trị suy dinh dưỡng cấp tính.

Một cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc đã kết luận cả Israel và Hamas đều đã phạm tội ác chiến tranh trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh ở Dải Gaza, và hành động của Israel cũng cấu thành tội ác chống lại nhân loại do tổn thất dân sự lớn.

Israel tiếp tục các cuộc giao tranh ở Dải Gaza

Trong khi các nhà ngoại giao tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn, Israel vẫn tiếp tục giao tranh ở khu vực trung tâm và nam Dải Gaza, đây là một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất của cuộc chiến.

Lực lượng Israel đã tăng cường không kích và pháo binh vào tối thứ Tư tại Rafah và khu vực trung tâm Dải Gaza. Một cuộc không kích của Israel nhằm vào một ngôi nhà tại trại tị nạn Al-Nuseirat đã khiến 3 người thiệt mạng, theo nguồn tin từ các nhân viên y tế.

Trước đó, người dân cho biết lực lượng Israel đã tấn công dữ dội các khu vực trên khắp Dải Gaza vào thứ Tư khi xe tăng tiến về phía bắc Rafah, giáp ranh với biên giới Ai Cập.

Các quan chức y tế Palestine cho biết 6 người đã thiệt mạng trong một cuộc không kích ở thành phố Gaza phía bắc, và một người đàn ông đã bị thiệt mạng do trúng đạn pháo binh tại Rafah.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ