"Mỹ cũng đã bước vào giai đoạn cuối của siêu bong bóng, chúc bạn may mắn!"

"Mỹ cũng đã bước vào giai đoạn cuối của siêu bong bóng, chúc bạn may mắn!"

Nguyễn Thanh Lịch

Nguyễn Thanh Lịch

Junior Analyst

10:20 21/01/2022

Đồng sáng lập GMO, ông Jeremy Grantham nói rằng: "Chúng ta đang ở trong giai đoạn "ma cà rồng" của thị trường tăng giá

Nhà đầu tư huyền thoại Jeremy Grantham cho rằng, Hoa Kỳ đang tiến tới giai đoạn cuối của thời kỳ "siêu bong bóng" trải dài trên thị trường chứng khoán, trái phiếu, bất động sản và hàng hóa sau đợt kích thích lớn trong đại dịch COVID. Điều này có thể dẫn tới pha giảm tài sản mạnh nhất trong lịch sử một khi sự bi quan quay trở lại và thống trị thị trường.

Grantham, đồng sáng lập công ty đầu tư GMO, cho biết: “Lần đầu tiên ở Mỹ xuất hiện bong bóng trên hầu hết các loại tài sản. Ông ước tính thiệt hại có thể lên tới 35 nghìn tỷ USD nếu định giá giữa các loại tài sản chính bằng 2 phân 3 mức chuẩn trong lịch sử.

Grantham nói: “Một trong những lý do chính khiến tôi cảm thấy chán nản, bất bình với Fed và các cơ quan tài chính khác vì đã cho phép điều này xảy ra, đồng thời đánh giá thấp mức thiệt hại mà bong bóng gây ra khi chúng xẹp xuống”.

Grantham cho biết, Fed dường như không "nhận ra" bong bóng tài sản, xuất phát từ đợt kích thích khổng lồ nhưng không hiệu quả từ đại dịch, sau đợt kích thích để cứu vãn bong bóng nhà đất năm 2006. Ông nói: “Bài học duy nhất mà họ học được từ đống đổ nát của năm 2009 là chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng các biện pháp kích thích".

Bong bóng cổ phiếu có xu hướng bắt đầu hạ nhiệt từ những phần rủi ro nhất của thị trường, như bong bóng mà Grantham đã cảnh báo từ tháng 2 năm 2021. Ông nói trong bài báo rằng: "Vậy thì chúc may mắn, tất cả chúng ta sẽ cần nó".

Trong khi chỉ số S&P 500 SPX và Dow Jones, từng đóng cửa tại mức cao nhất mọi thời đại vào đầu tháng 1, sau đó đã tụt dốc không phanh. Cùng với đó là chỉ số NASDAQ cũng đã giàm 1.3% do giới đầu tư dự đoán Fed sẽ kết thúc quá trình QE để mở đường cho đợt tăng lãi suất trong thời gian tới.

Theo FactSet, Nasdaq là chỉ số có đà sụt giảm lớn nhất trong 3 chỉ số chính vào năm 2022, sau khi đạt đỉnh kỷ lục vào tháng 11 thì ngay lập tức đã điều chỉnh.

Grantham viết: “Chúng ta đang ở trong giai đoạn "ma cà rồng'' của thị trường tăng giá, thời điểm bạn ném mọi thứ bạn có vào đó. Bạn "đâm" nó bằng Covid, bạn "bắn" nó với kỳ vọng về đợt tăng lãi suất sắp tới, và đầu độc nó bằng lạm phát không được dự đoán trước - cái mà đã luôn nhấn chìm chỉ số P/E trước đây, nhưng đặc biệt là lần này thì chưa - và "nó" vẫn đang tiếp tục "bay" cao hơn".

"Cho đến khi bạn bắt đầu nghĩ rằng thị trường đã bất tử và không thứ gì có thể cản được, thì cuối cùng nó lật nhào, và sau đó là chết. Nhưng điều đó xảy ra càng sớm thì càng tốt cho tất cả mọi người".

MarketWatch

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ thấp kỷ lục, nhưng vì sao người lao động vẫn chán nản?

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vừa giảm xuống 4.1% – một con số tưởng chừng lý tưởng để ăn mừng trong ngày Quốc khánh. Thế nhưng, đằng sau con số đẹp ấy là một thực tế ảm đạm: ngày càng nhiều người lao động, đặc biệt là giới trẻ và người nhập cư, đang rời khỏi lực lượng lao động vì mất niềm tin vào khả năng tìm được việc làm. Liệu thị trường việc làm Mỹ có đang "đẹp bề ngoài, rối bời bên trong"?
Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Nhận định USD/JPY và AUD/USD: Chi tiêu hộ gia đình và động thái Fed là tâm điểm

Dự báo chi tiêu hộ gia đình Nhật Bản sẽ tăng 1.2% vào tháng 5; sự phục hồi có thể gây áp lực lên cặp USD/JPY thông qua các tín hiệu hawkish của BoJ. Triển vọng AUD/USD phụ thuộc vào chi tiêu hộ gia đình của Úc và chính sách của RBA; dữ liệu lạc quan có thể nâng giá đồng AUD. Những người phát ngôn của Fed có thể thay đổi tỷ giá USD/JPY và AUD/USD bằng cách ra tín hiệu về thời điểm cắt giảm lãi suất.
Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Kinh tế Trung Quốc: GDP tăng hay giảm không còn nói lên tất cả

Các số liệu mới cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc trở lại, nhưng liệu điều đó có thực sự đáng mừng như những con số GDP thể hiện? Trong bối cảnh thế giới vẫn đang chật vật vì tăng trưởng chậm và căng thẳng thương mại, đã đến lúc nhìn nhận lại: GDP không còn phản ánh đầy đủ sức khỏe kinh tế, đặc biệt là với một quốc gia nhiều biến số như Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ