Một động lực hỗ trợ đáng kể cho chứng khoán Mỹ đang biến mất

Một động lực hỗ trợ đáng kể cho chứng khoán Mỹ đang biến mất

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

08:08 25/10/2023

Hoạt động mua lại cổ phiếu của các doanh nghiệp, động lực thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi trong hơn một thập kỷ qua, đang chậm lại do lãi suất cao hơn trong thời gian dài và bối cảnh kinh tế bất ổn.

Theo các chiến lược gia của BofA, lượng vốn dùng cho việc mua lại cổ phiếu của Mỹ đã giảm 3% trong quý III sau khi giảm 26% trong quý trước. Mặc dù mức giảm chỉ khiêm tốn, ngân hàng cho biết điều kiện tài chính thắt chặt và chi phí vốn ngày càng tăng đồng nghĩa với việc hoạt động mua lại cổ phiếu gặp rủi ro.

Các công ty S&P 500 đã chi kỷ lục 923 tỷ USD để mua cổ phiếu vào năm ngoái, kéo dài một xu hướng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 khi lãi suất giảm xuống gần bằng 0 và duy trì ở mức thấp trong thập kỷ tiếp theo. Trong khi hoạt động này bị các nhà nghiên cứu chỉ trích vì cho rằng tiền mặt nên được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, thì việc mua lại có thể hấp dẫn các nhà đầu tư, thúc đẩy EPS vì lợi nhuận được chia cho ít cổ phiếu hơn.

Các chiến lược gia của BofA cho biết: “Mua lại cổ phiếu là một hiện tượng hậu khủng hoảng tài chính 2008, trong đó các công ty tận dụng chi phí tài chính thấp để mua lại cổ phiếu của chính họ." Điều này hiện đang gặp rủi ro khi thời đại tiền rẻ đã kết thúc, với lãi suất ở mức 5.5% và được dự báo sẽ tiếp tục cao hơn, do chính sách hạn chế lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang.

Chỉ số S&P 500 Buyback thấp hơn S&P 500 khoảng 10% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1998. Chỉ số này bao gồm các cổ phiếu như Marathon Petroleum Corp., Valero Energy Corp., CF Industries Holdings và Akamai Technologies Inc.

Thuế mua lại cổ phiếu có hiệu lực trong năm nay là một nhược điểm khác mà các lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc, trong đó các đối thủ nặng ký là Apple Inc., Alphabet Inc., Meta Platforms Inc. và Microsoft Corp. là những công ty lớn có thể phải gánh chịu những khoản thuế như vậy. Bốn công ty này có hơn 110 tỷ USD cổ phiếu sẽ được mua lại cho tới hết năm nay.

Mùa báo cáo tài chính của các cổ phiếu công nghệ có vốn hóa lớn sẽ tiếp tục trong tuần này, kéo theo tiềm năng mở rộng các chương trình mua lại để hỗ trợ các ngành.

Ngoài những công ty công nghệ lớn có nhiều tiền mặt, các công ty đã theo đuổi hoạt động mua lại thông qua việc tăng nợ, một cách tiếp cận gặp phải hạn chế trong môi trường lãi suất cao. BofA cho biết “việc phát hành ít nợ cho thấy hoạt động mua lại có thể sẽ tiếp tục trầm lắng trong tương lai”.

Tin tức mua lại cổ phiếu trong mùa báo cáo tài chính này chủ yếu đến từ các ngành trả cổ tức cao, như năng lượng, với Chevron Corp. và TotalEnergies SA đã tăng cường các chương trình của họ. Các ngân hàng đã thận trọng hơn, với Citigroup Inc. cho biết rằng họ dự kiến sẽ thực hiện các khoản mua lại khiêm tốn trong quý 4.

Đối với chiến lược gia David Kostin của Goldman Sachs, chi tiêu cho hoạt động mua lại có thể sẽ phục hồi chỉ 4% vào năm tới sau mức giảm 15% được dự đoán vào năm 2023. Các chiến lược gia cho biết mức giảm trong năm nay đi kèm với mức tăng trưởng lợi nhuận gần như bằng 0, lãi suất cao hơn và mối lo ngại về suy thoái kinh tế bao trùm lên ban quản lý doanh nghiệp.

Chiến lược gia cho biết: “Việc mua lại là một trong những cách chi tiêu tiền mặt có độ biến động cao nhất khi các công ty điều chỉnh hoạt động mua lại tùy thuộc vào môi trường hoạt động”. Ông kỳ vọng tình hình kinh tế sẽ được cải thiện vào năm tới, chu kỳ tăng lãi suất của Fed kết thúc và tốc độ tăng trưởng thu nhập được cải thiện sẽ dẫn tăng trưởng.

Bất chấp việc tăng trưởng chậm lại, họ dự báo các tập đoàn vẫn mua cổ phiếu Mỹ nhiều nhất trong năm 2023 và 2024.

Ở châu Âu, bức tranh thì hoàn toàn khác. Các công ty trong khu vực thường trả cổ tức cho các nhà đầu tư. Nhưng sau đại dịch, việc mua cổ phiếu đã trở nên phổ biến, theo chiến lược gia Guillaume Jaisson của Goldman Sachs.

Điều này phải đối mặt với mối đe dọa từ các chính phủ đang gặp khó khăn về tiền mặt, chẳng hạn như ở Tây Ban Nha và Ý, những nước đã công bố ý định đánh thuế mua lại hoặc áp dụng thuế tạm thời đối với các lĩnh vực được hưởng lợi từ lãi suất cao, chẳng hạn như ngân hàng.

Jaisson cho biết: “Việc mua lại là một khoản lợi nhuận mới,” đồng thời cho biết thêm rằng chúng mang lại sự linh hoạt hơn so với cổ tức và lưu ý rằng các nhà đầu tư ngày càng mong muốn sở hữu danh mục các công ty có tỷ suất mua lại cao. Tuy nhiên, các khoản thuế đối với việc thực hiện mua lại có thể gây ra rủi ro.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Sau nhiều năm hưởng lợi với vai trò là các trung tâm sản xuất chi phí thấp phục vụ xuất khẩu sang Mỹ, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng áp thuế của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc.
Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng

Mỹ giữ mức thuế hơn 100% với hàng hóa Trung Quốc, khiến doanh nghiệp xuất khẩu Trung buộc phải tăng giá, rút khỏi thị trường Mỹ hoặc tìm cách lách luật. Bắc Kinh đáp trả bằng đòn thuế nặng, để đồng nhân dân tệ giảm giá và tăng cường ngoại giao với châu Á - châu Âu. Căng thẳng leo thang khiến thị trường toàn cầu chao đảo, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tách rời kinh tế giữa hai siêu cường.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan

Chính sách tăng thuế quan đối với Trung Quốc của Tổng thống Trump đã tạo ra hiệu ứng tích cực đến mức Goldman Sachs buộc phải rút lại các dự báo về suy thoái kinh tế trước đó. Tuyên bố này đã kích hoạt làn sóng mua vào mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán và gây áp lực đáng kể cho các nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế bán khống.
Thương chiến toàn cầu: Tác động nặng nề, nhưng vẫn chưa đủ để gây nên thảm họa?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thương chiến toàn cầu: Tác động nặng nề, nhưng vẫn chưa đủ để gây nên thảm họa?

Giữa lúc thị trường tài chính đang chao đảo, các biện pháp tăng thuế mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố đã khiến ngay cả những chuyên gia bi quan nhất cũng phải bất ngờ. Nếu tính cả chính sách gia hạn 90 ngày (áp dụng cho tất cả các nước, trừ Trung Quốc) và mức thuế mới với hàng hóa Trung Quốc tăng vọt lên 125%, thì tổng thể các chính sách này tương đương với việc tăng thêm 23 điểm phần trăm vào mức thuế suất trung bình thực tế của Mỹ — đẩy con số này lên 25%. Đây là mức thuế cao nhất trong hơn một thế kỷ, kể từ năm 1909.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ