[Market Brief 16.05.2023]: Chứng khoán Mỹ phục hồi nhẹ đầu tuần

[Market Brief 16.05.2023]: Chứng khoán Mỹ phục hồi nhẹ đầu tuần

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

08:59 16/05/2023

Diễn biến chính trong phiên giao dịch qua đêm là sự phục hồi khiêm tốn của chứng khoán Mỹ, đặc biệt là cổ phiếu ngành công nghệ.

[Market Brief 16.05.2023]: Chứng khoán Mỹ phục hồi nhẹ đầu tuần
[Market Brief 16.05.2023]: Chứng khoán Mỹ phục hồi nhẹ đầu tuần

Diễn biến chính trong phiên giao dịch qua đêm là sự phục hồi khiêm tốn của chứng khoán Mỹ, đặc biệt là cổ phiếu ngành công nghệ. Lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn dài tăng nhẹ. Đồng USD giảm nhẹ trở lại sau đà tăng mạnh vào cuối tuần trước. Thị trường đang cố gắng bình tĩnh trước thềm cuộc thảo luận về trần nợ ngày hôm nay. Về dữ liệu, doanh số bán lẻ sẽ được công bố ngày hôm nay, cung cấp manh mối về sức khỏe tiêu dùng của Hoa Kỳ.

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy có vẻ bi quan về các cuộc đàm phán trần nợ. Ông cho biết Nhà Trắng và Hạ viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo vẫn có những quan điểm "khác xa nhau" trong thỏa thuận nâng trần nợ. Ông nói "Chúng tôi vẫn chưa đi tới kết luận nào" và gọi các cuộc họp cấp quan chức là "không hiệu quả chút nào".

Bộ trưởng bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo rằng Mỹ sẽ phải trả giá cho việc không nâng trần nợ. Bà nói "Chúng tôi đã thấy chi phí vay của các trái phiếu Kho bạc đáo hạn vào đầu tháng Sáu tăng đáng kể". Bà nói thêm rằng “Chúng tôi ước tính rằng Bộ Tài chính có thể sẽ không còn khả năng đáp ứng tất cả các nghĩa vụ của chính phủ vào đầu tháng 6, có khả năng sớm nhất là vào ngày 1 tháng 6, nếu Quốc hội không hành động tăng hoặc tạm hoãn trần nợ”.

Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) 5 năm của trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, chi phí bảo hiểm rủi ro cho trái phiếu chính phủ, đã giảm trở lại 164 bp từ mức đỉnh 177.6 bp vào thứ Sáu tuần trước. Nó vẫn cao hơn nhiều so với mức đạt được vào tháng 7 năm 2011, chỉ hơn 77 bp.

Chỉ số DJIA, S&P500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 0.1%, 0.3% và 0.7%. Euro Stoxx 50 đóng cửa thấp hơn một chút. Chỉ số DXY giảm 0.2% xuống 102.43 sau khi tăng gần 1.5% vào tuần trước. EUR/USD tăng nhẹ lên khoảng 1.0870.

Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm của Hoa Kỳ tăng hơn 2 bp lên 4.01% và lợi suất 10 năm tăng 4 bp lên 3.50%. Lợi suất trái phiếu 10 năm của Đức tăng hơn 3 bp lên 2.31% và lợi suất trái phiếu 10 năm của Anh tăng 4 bp lên 3.82%. Giá dầu thô WTI trên sàn NYMEX tăng 1.5% lên 71.11 USD và vàng tăng 0.3% lên 2,016 USD.

Đối với dữ liệu của Hoa Kỳ, chỉ số Empire Manufacturing Fed New York giảm xuống -31.8 (Bloomberg dự kiến: -3.9) so với 10.8 trước đó. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2020. Gần 50% số người được hỏi trong cuộc khảo sát thực hiện từ ngày 2 đến ngày 9 tháng 5 cho biết các điều kiện kinh doanh đã trở nên tồi tệ hơn. Chỉ số này không ổn định và thị trường sẽ phải diễn giải nó một cách thận trọng.

Trọng tâm ngày hôm nay sẽ chuyển sang doanh số bán lẻ tháng Tư. Sản xuất công nghiệp, Chỉ số thị trường nhà ở NAHB và chỉ số hoạt động dịch vụ của Fed New York cũng sẽ được công bố.

Trên thị trường ngoại hối, USD/JPY tăng 40 pip lên 136.10 và AUD/USD tăng hơn 50 pip lên 0.6700. Biên bản RBA cho cuộc họp vừa qua sẽ được công bố vào hôm nay.

Commerzbank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường dầu mỏ chao đảo giữa căng thẳng thương mại toàn cầu và lo ngại suy thoái

Giá dầu tăng nhẹ nhưng vẫn đang trên đà giảm tuần thứ hai liên tiếp khi bất ổn lan rộng trên thị trường toàn cầu bởi chính sách thương mại quyết liệt của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế và thúc đẩy nhà đầu tư tìm kiếm kênh trú ẩn an toàn.
Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu cuộc chiến thuế quan của Trump đang vô tình trở thành đòn bẩy cho bước tiến công nghệ của Trung Quốc?

Những đột phá công nghệ vĩ đại hiếm khi ra đời trong môi trường thuận lợi. Chúng thường được hình thành từ những cuộc xung đột, cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tất yếu. Nhìn lại lịch sử từ sự phát triển của năng lượng hạt nhân, cuộc đua chinh phục vũ trụ, cho đến cuộc đối đầu trí tuệ nhân tạo hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ta thấy rằng nhịp độ đổi mới luôn tăng tốc mạnh mẽ khi tính cấp bách đạt đến đỉnh điểm.
Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khủng hoảng thuế quan thời Trump: Ngòi nổ chưa tắt, rủi ro vẫn âm ỉ

Thị trường tài chính Mỹ đã có một nhịp bật mạnh khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố tạm hoãn triển khai mức thuế quan đối ứng đối với phần lớn các đối tác thương mại – chỉ số S&P 500 tăng tới 9.5%. Tuy nhiên, niềm hân hoan đó không kéo dài lâu: ngay ngày hôm sau, S&P đã điều chỉnh giảm 3.5%, và có lẽ sẽ còn giảm thêm nữa.
Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Brexit: Hào quang thoáng qua trong cơn giông

Những lợi ích thương mại ngắn hạn mà Brexiters tung hô chỉ là ảo ảnh trong bối cảnh thiệt hại kinh tế ngày càng rõ rệt. Chính sách thương mại của Trump đang đẩy Anh quay lại gần EU, dù nước này vẫn chưa thoát khỏi những hệ lụy lâu dài do rời khối.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Thước đo sức ép từ cuộc chiến thuế quan

Trong khi làn sóng lạc quan tràn ngập các thị trường tài chính toàn cầu sau động thái bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump — tạm thời hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan mà ông đã châm ngòi — thì Trung Quốc lại phản ứng một cách đầy dè dặt. Nếu phần lớn các nền kinh tế châu Á ăn mừng với mức tăng bùng nổ của thị trường chứng khoán, thì thị trường đại lục lại chỉ nhích nhẹ, bất chấp nỗ lực can thiệp rõ ràng từ Bắc Kinh.