Liệu kỳ báo cáo thu nhập các công ty ở Mỹ lần này có tồi tệ như đồn đoán?

Liệu kỳ báo cáo thu nhập các công ty ở Mỹ lần này có tồi tệ như đồn đoán?

15:42 13/07/2020

Mùa báo cáo thu nhập tồi tệ nhất trong năm đang tới và thị trường chứng khoán có thể sẽ hứng chịu một đợt bán tháo mạnh mẽ vì lợi nhuận được dự đoán tiếp tục sẽ giảm mạnh cho đến khi nào thấy được tín hiệu của sự phục hồi cho các công ty.

Theo dữ liệu I/B/E/S của Refinitiv, thu nhập của các công ty tại Mỹ được dự đoán sẽ giảm 44%, quý tồi tệ nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi chỉ số S&P500 bốc hơi 67% giá trị vốn hóa thị trường trong quý 4 năm đó. Quý 2/2020 cũng được dự đoán là quý tồi tệ nhất trong cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19, điều này cho thấy mức độ thiệt hại đáng kể đến thu nhập của các công ty khi nền kinh tế thu hẹp hơn 30%.

Các ngân hàng lớn như JPMorgan, Bank of America, Goldman Sachs và Wells Fargo là một trong số những công ty tài chính sẽ báo cáo thu nhập trong tuần này. Pepsico sẽ đưa ra báo cáo tài chính vào thứ 2 và sau đó sẽ là các công ty như Johnson and Johnson, Abbott Labs và Netflix.

Theo dự báo của Refinitiv, lĩnh vực tài chính có khả năng sụt giảm tới 52% lợi nhuận.

Lindsey Bell, chiến lược gia đầu tư tại Ally Invest cho biết: “Các công ty ở Mỹ sẽ để lộ ra quý tồi tệ nhất của họ kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhưng vì rất nhiều công ty không đưa ra dự báo thu nhập, nên các nhà đầu tư sẽ không hành động chỉ dựa trên yếu tố này. Họ sẽ xem xét thêm các xu hướng khác khi quý này kết thúc. Số ca nhiễm Covid-19 tăng cao, khả năng quản lý, và "sự thể hiện" của giá cổ phiếu đều có tác động đáng kể và có thể dẫn đến những bước chuyển mạnh mẽ đến toàn thị trường”.

Thị trường cổ phiếu đã biến động phức tạp trong tuần trước, mặc dù tăng nhưng có phản ứng rất mạnh với sự gia tăng ca nhiễm Covid-19 mới tại các bang của Mỹ. Chỉ số Dow Jones kết thúc tuần với mức tăng 0.96% trong khi S&P500 và Nasdaq đóng cửa trong sắc xanh, mức tăng lần lượt là 1.76% và 4.01%.

Trong tuần này sẽ có một số dữ liệu kinh tế quan trọng, bao gồm dữ liệu lạm phát CPI vào thứ 3 và doanh số bán lẻ vào thứ 5. Tháng trước, doanh số bán lẻ bất ngờ tăng 17.7% nhưng các nhà kinh tế đang theo dõi kỹ càng hơn để xem liệu việc mở cửa lại nền kinh tế và trì hoãn mở cửa tại một số bang có tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng hay không?

Nhưng mùa báo cáo thu nhập lần này có thể sẽ là thuốc thử cho thị trường.

Peter Boockvar, chiến lược gia đầu tư tại Bleakley Adivsory, cho biết: "Tôi nghĩ rằng thu nhập của các công ty thực sự đã giảm, chứ không hề tăng như con số trong dữ liệu bán lẻ của tháng trước đã cho thấy. Mọi người không quan tâm đến những con số. Họ muốn nghe những các công ty nói gì. Các công ty công nghệ và các công ty kinh doanh chất bán dẫn sử dụng cho ô tô, máy tính và điện thoại mới là những công ty có triển vọng tươi sáng nhất, và vì vậy cổ phiếu của họ xứng đáng đạt mức cao nhất mọi thời đại".

Theo Refinitiv, thu nhập của các công ty công nghệ dự kiến ​​chỉ giảm 8%. Các lĩnh vực kinh doanh có mức sụt giảm tồi tệ nhất được dự kiến ​​sẽ là lĩnh vực năng lượng và hàng tiêu dùng, với mức giảm dự kiến lần lượt là 154% và 114%.

Dưới đây là lịch công bố báo cáo thu nhập của các công ty tại Mỹ trong tuần này:

Thứ 2: Pepsico.

Thứ 3: JPMorgan,  Wells Fargo, Citigroup, Fastenal, Delta.

Thứ 4: Goldman Sachs, United Healthcare, US Bancorp, PNC, Bank of NY Mellon, Infosys, Alcoa.

Thứ 5: Bank of America, Morgan Stanley, Netflix, Trust Financial, Johnson and Johnson, Abbott Laboratories, PPG Industries, Taiwan Semiconductor, Domino’s Pizza.

Thứ 6: BlackRock, Ally Financial, Regions Financial, Citizens Financial, Kansas City Southern, LM Ericsson.

Dưới đây là lịch công bố các dữ liệu quan trọng của Mỹ trong tuần:

Thứ 3: CPI m/m Mỹ, Core CPI m/m Mỹ (7:30pm).

Thứ 4: Dự trữ hàng tồn kho dầu thô (9:30pm), sản xuất công nghiệp m/m .(9:30pm)

Thứ 5: Doanh số bán lẻ cốt lõi m/m, doanh số bán lẻ m/m, chỉ số sản xuất của Philly Fed, đơn xin trợ cấp thất nghiệp (7:30pm).

Thứ 6: Tâm lý thị trường sơ bộ UoM Consumer (9:00pm)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý nhà sản xuất Nhật Bản cải thiện trong tháng 7 bất chấp lo ngại về thuế quan

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản đã cải thiện nhẹ trong tháng 7, được thúc đẩy bởi dấu hiệu phục hồi trong ngành bán dẫn. Tuy nhiên, những lo ngại về thuế quan từ Mỹ và xuất khẩu sụt giảm vẫn gây áp lực lên các lĩnh vực chủ chốt như ô tô. Trong khi đó, ngành dịch vụ cho thấy sự phân hóa rõ rệt, phản ánh môi trường kinh tế còn nhiều bất định.
Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Trump liên tục gây sức ép buộc Chủ tịch Fed từ chức, thị trường lo ngại về tính độc lập và rủi ro lạm phát

Tổng thống Trump gia tăng chỉ trích và kêu gọi Chủ tịch Fed Jerome Powell từ chức, làm dấy lên lo ngại về khả năng can thiệp chính trị vào chính sách tiền tệ. Nhà đầu tư phản ứng bằng cách điều chỉnh danh mục, khiến lợi suất trái phiếu dài hạn tăng do kỳ vọng lạm phát và rủi ro mất niềm tin vào Fed.
Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Phố Wall tăng nhẹ trước tuần dữ liệu kinh tế dày đặc và căng thẳng thuế quan leo thang

Chứng khoán Mỹ khép phiên đầu tuần với mức tăng nhẹ khi nhà đầu tư giữ tâm lý chờ đợi trước loạt dữ liệu kinh tế và mùa báo cáo lợi nhuận quý II. Bất chấp tuyên bố áp thuế 30% từ Tổng thống Trump với EU và Mexico, phản ứng thị trường khá dè dặt do nhà đầu tư đã quen với các động thái tương tự. Nasdaq tiếp tục lập đỉnh mới, trong khi giá dầu tăng do lo ngại nguồn cung, nhưng cổ phiếu năng lượng lại giảm mạnh. Sắp tới, các báo cáo về lạm phát, chi phí sản xuất và lợi nhuận doanh nghiệp sẽ là tâm điểm theo dõi.
Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Nhật Bản: Thị trường trái phiếu chịu áp lực trước bầu cử Thượng viện, lợi suất tăng vọt giữa lo ngại tài khóa

Thị trường trái phiếu chính phủ Nhật Bản đang biến động mạnh trước cuộc bầu cử Thượng viện sắp tới, với lợi suất dài hạn tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Nhà đầu tư lo ngại về khả năng thay đổi chính trị và các cam kết chi tiêu tài khóa mới nếu đảng đối lập giành thêm ảnh hưởng. Trong khi đó, Thủ tướng Ishiba đối mặt với mức tín nhiệm suy giảm, khiến mục tiêu duy trì đa số trở nên khó khăn. Diễn biến lãi suất phản ánh lo ngại về kỷ luật ngân sách trong bối cảnh nợ công Nhật Bản đang ở mức cao nhất thế giới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ