Lạm phát tại Nhật Bản tăng mạnh nhất trong 31 năm - BoJ đau đầu với chính sách nới lỏng

Lạm phát tại Nhật Bản tăng mạnh nhất trong 31 năm - BoJ đau đầu với chính sách nới lỏng

07:49 20/09/2022

Lạm phát của Nhật Bản tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn ba thập kỷ trở lại đây, khiến ngân hàng trung ương nước này đau đầu khi họ đang tìm cách giải thích lý do tại sao cần tiếp tục kích thích tiền tệ mặc dù lạm phát đã vượt xa mục tiêu 2%.

Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống đã tăng 2.8% trong tháng 8 so với cùng kỳ, Bộ Nội vụ báo cáo hôm thứ Ba. Các nhà phân tích trước đó dự báo mức tăng 2.7%. Đây là con số cao nhất kể từ năm 1991.

Chi phí năng lượng và thực phẩm chế biến tiếp tục chiếm phần lớn trong mức tăng so với cùng kỳ, trong khi giá điện và cước phí điện thoại di động góp phần vào việc tăng tốc lạm phát

Inflation has risen at fastest pace in decades excluding tax-hike impacts

Lạm phát tại Nhật Bản tăng cao nhất trong 3 thập kỷ

Mặc dù tốc độ lạm phát nhanh hơn, nhưng không có khả năng thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thay đổi chính sách của mình. Thống đốc Haruhiko Kuroda đã nhiều lần cho biết ngân hàng sẽ giữ lãi suất ở mức đáy cho đến khi tăng trưởng lương vững chắc khiến lạm phát bền vững hơn.

Quyết tâm gắn bó với các biện pháp kích thích của Kuroda đã định vị BOJ là một cơ quan đi ngược lại với nhiều ngân hàng trung ương toàn cầu. Fed, BoE, SNB nằm trong số những quốc gia có khả năng tăng lãi suất trong tuần này. khiến BOJ càng bị cô lập hơn với lập trường chính sách của mình.

Nhà kinh tế học Yuichi Kodama tại Viện nghiên cứu Yasuda Meiji cho biết: “Lạm phát do chi phí đẩy hiện tại có hại cho người tiêu dùng, nhưng BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng, hy vọng nó sẽ chuyển thành lạm phát tích cực. Chính sách của BoJ sẽ không thay đổi cho đến khi nhiệm kỳ của Kuroda kết thúc vì đây là cơ hội lớn và cuối cùng cho Kuroda” để thực sự vực dậy lạm phát.

Nhưng khi giá tăng vượt ra ngoài các mặt hàng năng lượng, BoJ gặp áp lực lớn với việc giải thích cho chính sách kích thích liên tục của mình. Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm tươi sống và năng lượng tăng 1.6%.

Theo khảo sát của Teikoku Databank, giá cả của 6532 mặt hàng thực phẩm dự kiến ​​sẽ tăng trong tháng 10. Con số này cao hơn so với 2493 mặt hàng trong tháng 8 và 2424 mặt hàng trong tháng 9.

Các nhà phân tích đang nâng dự báo của họ sau khi đồng yên lao dốc nhanh chóng gần đây. Takeshi Minami, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin, hy vọng những động thái gần đây của đồng yên sẽ giữ lạm phát tăng cao hơn dự kiến ​​hiện tại.

Theo Yuki Masujima, Bloomberg Economics: “Việc lạm phát cơ bản của Nhật Bản tăng cao hơn nữa so với mục tiêu vào tháng 8 có thể sẽ không thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản thay đổi chính sách tại cuộc họp tuần này. Nhưng nó sẽ làm tăng áp lực lên Thống đốc Haruhiko Kuroda trong việc bảo vệ quyết định duy trì chính sách nới lỏng của mình - chi phí sinh hoạt tăng có vẻ sẽ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế trong quý thứ ba. ”

Trong khi BOJ vẫn giữ vững quan điểm nới lỏng, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã mạnh tay tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát và một đợt tăng mạnh khác dự kiến ​​sẽ được đưa ra, vài giờ trước quyết định của BOJ trong tuần này.

Sự phân kỳ chính sách đã làm đồng Yên giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 24 năm so với đồng đô la, khiến việc nhập khẩu năng lượng và thực phẩm trở nên đắt đỏ hơn đối với đất nước Nhật Bản nghèo tài nguyên.

Thủ tướng Fumio Kishida đã để BOJ tiếp tục hoạt động dưới sự điều hành của Kuroda, nhiệm kỳ của ông sẽ kết thúc vào tháng 4. Trong khi ủng hộ chính sách của BoJ, thủ tướng đã sử dụng chi tiêu của chính phủ và chính sách hỗ trợ giá để quản lý tác động của lạm phát đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình.

Đồng yên giảm giá đã giúp các công ty Nhật Bản thu về nhiều lợi nhuận nhất kể từ năm 1954 bằng cách tăng thu nhập ở nước ngoài khi mang về nước. Tuy nhiên, tăng trưởng lương của người lao động chưa tương xứng, khiến các hộ gia đình dễ bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Dự phóng lạm phát của BoJ

“Nếu đồng yên giảm sâu hơn nữa, chính phủ có thể cố gắng can thiệp vào thị trường ngoại hối, nhưng đó là một lựa chọn khó khăn vì Mỹ không có khả năng đồng ý. Nhật Bản không có lựa chọn nào khác ngoài việc đợi cho đến khi nền kinh tế Mỹ đạt đỉnh và sự sụt giảm của đồng yên tạm dừng.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Châu Âu nên làm gì khi Hoa Kỳ không còn là lá chắn đáng tin cậy trong cuộc xung đột Ukraine?

Giới chức Hoa Kỳ ngày càng bày tỏ sự thiếu kiên nhẫn trước tiến độ chậm chạp của tiến trình hòa bình tại Ukraine. Điểm mấu chốt của vấn đề nằm ở sự miễn cưỡng bất thường của họ trong việc gây sức ép buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải thực hiện những nhượng bộ đáng kể. Trong bối cảnh Hoa Kỳ không sẵn lòng hành động, các quốc gia châu Âu cần phải chủ động đảm nhận vai trò này.
Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thị trường tài chính trước sóng gió mới từ chính sách thương mại của Mỹ

Thị trường tài chính toàn cầu đang căng thẳng sau khi Mỹ thay đổi đột ngột chính sách thương mại và gia tăng nguy cơ can thiệp vào Fed. IMF cảnh báo rủi ro tài chính leo thang, trong khi Trung Quốc phản ứng cứng rắn với bất kỳ thỏa thuận nào gây tổn hại đến lợi ích của nước này. Nhà đầu tư đang dõi theo diễn biến trái phiếu và USD để đo lường mức độ áp lực lên chính quyền Trump.
Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Phụ thuộc hay tự chủ: Con đường nào cho nền kinh tế Mỹ hiện nay?

Trong thương mại, độc lập là sức mạnh. Phụ thuộc là rủi ro. Một quốc gia càng có khả năng tự cung tự cấp, càng có nhiều quyền kiểm soát vận mệnh kinh tế của chính mình. Ngược lại, khi phụ thuộc vào hàng hóa, nguyên liệu hoặc công nghệ từ bên ngoài, quốc gia đó trở nên dễ tổn thương trước các cú sốc địa chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng hay sự thao túng của đối thủ.
Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump đẩy mạnh áp lực lên Powell: Cảnh báo suy thoái kinh tế nếu Fed không nhanh chóng hạ lãi suất

Trong một diễn biến mới nhất phản ánh mối quan hệ căng thẳng giữa Nhà Trắng và chính sách tiền tệ độc lập, Tổng thống Donald Trump đã gia tăng áp lực lên Cục Dự trữ Liên bang (Fed) với cảnh báo nghiêm khắc về nguy cơ suy thoái kinh tế nếu không có động thái hạ lãi suất nhanh chóng.
Trump, Vance và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ dưới danh nghĩa chống bài Do Thái
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trump, Vance và cuộc tấn công vào các trường đại học Mỹ dưới danh nghĩa chống bài Do Thái

Chính quyền Trump đang lợi dụng cáo buộc bài Do Thái để gây áp lực lên các trường đại học, nhằm kiểm soát tư tưởng và phá vỡ nền học thuật tự do. Các yêu sách can thiệp sâu vào tuyển sinh, nhân sự và quan điểm chính trị cho thấy mục tiêu không phải là bảo vệ sinh viên Do Thái mà là trấn áp môi trường học thuật độc lập. Nếu thành công với Harvard, cả hệ thống giáo dục đại học Mỹ có thể bị khuất phục.
Chính sách thương mại của Trump khiến thị trường Mỹ đứng trước nguy cơ khủng hoảng
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chính sách thương mại của Trump khiến thị trường Mỹ đứng trước nguy cơ khủng hoảng

Làn sóng bán tháo dữ dội đang càn quét khắp thị trường Mỹ, với cổ phiếu, trái phiếu chính phủ dài hạn và USD đồng loạt lao dốc, phản ánh rõ nét hệ quả trực tiếp từ các quyết sách của chính quyền Tổng thống Donald Trump. Bức tranh kinh tế ảm đạm này đang làm dấy lên ba mối lo ngại chính có thể xói mòn nền tảng kinh tế vững chắc nhất thế giới.
Khi những điều phi lý trở thành chuẩn mực: Định nghĩa lại ‘bình thường’ trong thời đại siêu bình thường hóa
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi những điều phi lý trở thành chuẩn mực: Định nghĩa lại ‘bình thường’ trong thời đại siêu bình thường hóa

Trong bối cảnh các chỉ số tài chính dường như chỉ còn phản ánh kỳ vọng đầu cơ và chính sách nới lỏng cực độ hơn là nền tảng thực của nền kinh tế, ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng toàn bộ hệ thống kinh tế hiện tại đã rơi vào một trạng thái đặc biệt: siêu bình thường hóa (hypernormalization).
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ