Lạm phát sẽ nóng trở lại trong tháng Chín, và sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới

Lạm phát sẽ nóng trở lại trong tháng Chín, và sẽ tiếp tục nóng trong thời gian tới

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

14:47 13/10/2021

Gián đoạn chuỗi cung ứng và giá năng lượng tăng cao đang ngày càng khiến quan điểm lạm phát tạm thời của Fed thiếu thuyết phục.

Lạm phát giá tiêu dùng tháng Chín được kỳ vọng tăng ngang với tháng Tám, và các chuyên gia nói rằng số liệu này sẽ còn nóng hơn trong các tháng tới.

Các chuyên gia khảo sát bởi Dow Jones dự báo CPI sẽ tăng 0.3% MoM, tức 5.3% YoY trong báo cáo công bố vào 19h30 (giờ Việt Nam) hôm nay. CPI lõi (bỏ qua giá năng lượng và thực phẩm) được kỳ vọng tăng 0.3% MoM, hay 4% YoY.

Một số người đã kỳ vọng lạm phát hạ nhiệt, tuy nhiên áp lực chuỗi cung ứng, giá năng lượng leo thang, chi phí thuê nhà ở và y tế không ngừng tăng đang khiến lạm phát kéo dài hơn.

“Tôi nghĩ lạm phát sẽ tiếp tục nóng,” kinh tế trưởng của Grant Thornton bà Diane Swonk cho biết. “Có vẻ như lạm phát sẽ lan rộng hơn. Ta đang bị sốc chuỗi cung ứng. Hiệu ứng lan tỏa đã lan sang cả giá năng lượng.”

Chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị nghẽn kể từ khi kinh tế bắt đầu tái mở cửa. Hàng hóa đang trễ hẹn giao, khiến doanh nghiệp thiếu đủ thứ, từ quần áo, giày dép tới thiết bị bán dẫn.

Fed giữ nguyên quan điểm lạm phát tăng mạnh vào mùa xuân và mùa hè chủ yếu là do các yếu tố tạm thời, như sốc chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, lúc này nhiều quan chức lại đang lo ngại rủi ro lạm phát kéo dài.

Thị trường đang lo sợ điều này sẽ khiến Fed tăng lãi suất sớm hơn dự kiến. Hiện tại, một nửa số quan chức Fed kỳ vọng một lần tăng lãi suất vào năm sau. Fed cũng được dự báo rằng sẽ bắt đầu thắt chặt chương trình mua tài sản trong năm nay. 

Các quan chức Fed cũng dự báo lạm phát năm 2022 ở mức 2.3%, tăng 0.5% so với dự báo từ năm ngoái, trước khi chuỗi cung ứng trở thành vấn đề. Fed tập trung chủ yếu vào số liệu PCE thay vì CPI.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng nói rằng ảnh hưởng của gián đoạn chuỗi cung ứng là khá nghiêm trọng. Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu, IMF hạ tăng trưởng GDP toàn cầu 0.1% xuống 5.9% trong năm nay, do Covid và vấn đề chuỗi cung ứng.

“Vấn đề lúc này là ta không rõ lạm phát đã đạt đỉnh chưa,” theo bà Swonk. “Thứ ta quan tâm không chỉ là liệu nó có hạ nhiệt hay không, mà còn liệu nó có hạ nhiệt đủ nhanh để không trở thành một vấn đề lớn với Fed. Và điều này cũng không còn rõ ràng với áp lực lạm phát từ chi phí nhà ở và y tế.”

Kinh tế trưởng về châu Mỹ của Natixis Joe LaVorgna nói rằng lạm phát cao sẽ vẫn kéo dài trong vài tháng tới. “Dù báo cáo CPI có tốt đi chăng nữa, ta vẫn chưa thể nhìn rõ mọi thứ,” ông nói thêm.

Hai vấn đề dai dẳng khiến lạm phát sẽ tiếp tục tăng trong vài tháng tới là chuỗi cung ứng, khiến các doanh nghiệp không còn hàng bán, và giá năng lượng.

LaVorgna nói rằng việc dầu và khí tự nhiên tăng giá là một yếu tố khá mới, nhưng cũng đã thay đổi triển vọng lạm phát. Dầu đã tăng 65% kể từ đầu năm, và khí tự nhiên đã tăng gấp đôi.

Giá xăng cũng đang tăng mạnh trong thời gian gần đây. Giá xăng không chì đã tăng $1/gallon từ đầu năm tới giờ, lên $3.27.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Phố Wall đã sai lầm khi tin tưởng vào Donald Trump?

Giới tài chính từng tung hô Donald Trump như vị cứu tinh của Phố Wall — một tổng thống doanh nhân sẽ đem lại thuế thấp, quy định lỏng lẻo và thị trường chứng khoán tăng vọt. Nhưng giờ đây, khi các đòn thuế quan thiếu tính toán đang khiến thị trường lao dốc, nỗi sợ suy thoái lan rộng và lòng tin sụp đổ, những người từng đặt cược vào Trump đang buộc phải bước qua từng giai đoạn của cú sốc: từ phủ nhận đến chấp nhận. Và điều cay đắng hơn cả: đây chính xác là điều ông đã hứa ngay từ đầu.
Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?

Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ