Lạm phát ở Úc chậm lại đạt mức thấp nhất trong 3 năm vào tháng 8

Lạm phát ở Úc chậm lại đạt mức thấp nhất trong 3 năm vào tháng 8

Minh Anh

Minh Anh

Junior Editor

15:03 25/09/2024

CPI của Australia đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba năm vào tháng 8 nhờ vào các khoản hoàn thuế của chính phủ đối với ngành điện, trong khi lạm phát cơ bản đã đạt mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắt giảm lãi suất.

Phản ứng của thị trường khá ổn định vì RBA cho biết sẽ không thay đổi chính sách lãi suất ngay cả khi lạm phát giảm, vì đà giảm này chỉ là tạm thời và chưa đủ điều kiện để thực hiện cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.

AUD/USD đã giảm giá so với mức cao nhất mà nó đạt được trong 1 năm rưỡi qua, hiện đứng yên ở mức 0.6891, trong khi hợp đồng tương lai trái phiếu kỳ hạn ba năm gần như không thay đổi ở mức 96.63.

Các hợp đồng hoán đổi lãi suất dự đoán có 75% khả năng RBA có thể bắt đầu hạ lãi suất vào tháng 12 sau khi giữ nguyên chính sách và không thảo luận về khả năng tăng lãi suất vào thứ Ba.

Dữ liệu từ Cục Thống kê Australia hôm thứ Tư cho thấy CPI hàng tháng đã tăng 2.7% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 8, giảm từ mức 3.5% của tháng 7 và đúng như dự đoán của thị trường.

Theo Cục Thống kê, điều này nhờ vào các khoản trợ cấp tiền điện từ chính phủ, giúp giảm giá điện gần 15% trong tháng 8. Nếu không có các khoản trợ cấp này, giá điện sẽ tăng 0.1%.

Giá xăng cũng giảm 3.1% trong tháng.

Tin vui là khi loại bỏ các yếu tố biến động và chi phí du lịch trong kỳ nghỉ, CPI giảm từ mức 3.7% của tháng 7 xuống còn 3% trong tháng 8, đạt mức mục tiêu 2-3%.

Trimmed Mean CPI (CPI sau khi bỏ qua các yếu tố ngoại lai) cũng giảm xuống còn 3.4% so với 3.8% trong tháng 7. RBA dự đoán chỉ số này sẽ đạt 3.5% vào cuối năm.

Harry Murphy Cruise, nhà kinh tế tại Moody’s Analytics cho biết, RBA luôn nhấn mạnh điều quan trọng nhất là lạm phát cơ bản phải trở lại mức mục tiêu một cách bền vững. Mặc dù chưa đạt được mục tiêu này nhưng số liệu của tháng 8 cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng.

Họ vẫn tin rằng việc cắt giảm lãi suất sẽ chưa diễn ra cho đến tháng 2, nhưng nguy cơ việc này bị trì hoãn hơn nữa đang giảm dần.

RBA đã giữ nguyên lãi suất kể từ tháng 11, đánh giá rằng việc lãi suất ở mức 4.35% so với mức thấp kỷ lục 0.1% trong thời kỳ đại dịch là đủ để đưa lạm phát về mục tiêu 2-3% mà vẫn duy trì thị trường việc làm.

Tuy nhiên, lạm phát cơ bản ở mức 3.9% trong quý trước chỉ giảm rất ít trong năm qua, điều này khiến các nhà hoạch định chính sách không hoàn toàn tin tưởng việc lạm phát đang tiến gần đến mức mục tiêu.

Bộ trưởng Tài chính Jim Chalmers hôm thứ Tư cho biết các số liệu lạm phát là "đáng khích lệ", "khuyến khích" và "hoan nghênh" vì một số chỉ số bao gồm lạm phát cơ bản đã giảm.

Nhưng ông không quá vui mừng, vì ông biết rằng số liệu hàng tháng có thể biến động.

Báo cáo tháng này cũng cung cấp cập nhật đầu tiên về nhiều dịch vụ trong quý, cho thấy lạm phát ngành dịch vụ đứng ở mức 4.2% vào tháng 8 so với cùng kỳ năm trước, chỉ giảm nhẹ so với mức 4.4% của tháng 7.

Tony Sycamore, nhà phân tích tại IG cho biết, nếu lạm phát cơ bản giảm như hôm nay tiếp tục diễn ra trong các số liệu lạm phát quý III, điều này có thể mở đường cho một sự điều chỉnh chính sách từ RBA tại cuộc họp vào ngày 5 tháng 11, trước khi có thể giảm lãi suất 25 bps lần đầu tiên vào tháng 12.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

IMF cảnh báo thương chiến sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Niềm tin kinh tế toàn cầu đang lao dốc, thị trường tài chính biến động mạnh khi căng thẳng thương mại do Mỹ khơi mào khiến triển vọng tăng trưởng toàn cầu trở nên u ám. Cảnh báo này được đưa ra trong một báo cáo của Financial Times phối hợp với Viện Brookings, ngay trước thềm các cuộc họp mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới tại Washington trong tuần này.
Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán và đồng đô la trượt giá sau các chỉ trích của Trump nhắm vào Fed

Chứng khoán châu Á và tương lai chứng khoán Mỹ trượt giá vào thứ Hai trong khi đồng đô la giảm mạnh, do lo ngại về thuế quan và những lời chỉ trích công khai của Tổng thống Donald Trump nhắm tới Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Việc này đã ảnh hưởng đến tâm lý, đẩy giá vàng lên một mức cao mới.
Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Giá dầu sụt giảm giữa lo ngại chiến tranh thương mại và tiến triển cuộc đàm phán hạt nhân Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang chứng kiến sự sụt giảm đáng kể khi giới đầu tư bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động tiềm tàng của cuộc chiến thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng đối với nhu cầu năng lượng thế giới. Diễn biến này diễn ra song song với tiến trình đàm phán giữa Washington và Tehran về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ