Lạm phát ở New Zealand hạ nhiệt, tuy nhiên áp lực vẫn chưa nguôi ngoai

Lạm phát ở New Zealand hạ nhiệt, tuy nhiên áp lực vẫn chưa nguôi ngoai

Vân Chi

Vân Chi

Junior Editor

11:44 17/04/2024

Áp lực giá cả hàng hóa nội địa ở New Zealand vẫn tiếp diễn trong quý đầu tiên, ngay cả khi lạm phát toàn phần chậm lại ở mức thấp nhất trong gần ba năm.

Thống kê New Zealand cho biết hôm thứ Tư tại Wellington, lạm phát giảm xuống 4% từ mức 4.7% trong quý 4. Đó là mức thấp nhất kể từ quý 2 năm 2021 và phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát nội địa hầu như không giảm, vẫn duy trì ở mức 5.8%.

Chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Trung ương đã đẩy nền kinh tế vào suy thoái kép vào năm ngoái, nhưng các nhà hoạch định chính sách không muốn cắt giảm lãi suất điều hành cho đến khi họ chắc chắn rằng lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu 1-3%. Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) dự kiến lạm phát sẽ giảm xuống 3.8% và lạm phát nội địa sẽ đạt 5.3%.

Lạm phát ở New Zealand tiếp tục chậm lại

Kim Mundy, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng ASB ở Auckland, cho biết: “Các dữ liệu có vẻ đang cho thấy áp lực lạm phát trong nước khó hạ nhiệt. RBNZ sẽ phải rất cảnh giác với nguy cơ lạm phát kẹt trên 3%. Bây giờ chúng tôi dự đoán RBNZ sẽ đợi đến tháng 2 năm 2025 để cắt giảm OCR.”

Đồng NZD giảm tới 0.3% sau khi có một số dữ liệu được công bố sai trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thống kê. Sau đó, đồng tiền này đã phục hồi, tiếp tục mức tăng trước đó, và NZDUSD giao dịch ở mức 0.59 cho đến thời điểm hiện tại. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 2 năm, vốn dễ bị tác động bởi chính sách, tăng 8 bps lên 4.99%.

Tuần trước, RBNZ đã giữ lãi suất điều hành ở mức 5.5% sau khi đưa tín hiệu vào tháng 2 rằng, họ không kỳ vọng sẽ nới lỏng chính sách cho đến năm 2025. Trước khi có báo cáo lạm phát, hầu hết các nhà kinh tế đều kỳ vọng lãi suất sẽ giảm vào nửa cuối năm nay, nhưng ASB hiện tại cùng với Ngân hàng ANZ và Westpac dự đoán RBNZ sẽ trì hoãn việc xoay trục cho đến năm sau.

RBNZ Thận trọng

Trong khi RBNZ dự báo lạm phát sẽ giảm xuống dưới 3% trong quý 3 năm nay, các nhà hoạch định chính sách cũng cho biết họ lo ngại rằng lạm phát cơ bản sẽ khó giảm và lưu ý rằng kỳ vọng lạm phát có thể tăng, bị tác động bởi những yếu tố mà họ khó kiểm soát như như thuế đất của chính quyền địa phương, chi phí bảo hiểm và tiền thuê nhà.

Stuart Ritson, chiến lược gia trái phiếu tại Bank of New Zealand ở Wellington, cho biết: “Không có thông tin nào trong công bố ngày hôm nay hỗ trợ chu kỳ nới lỏng tiền tệ”.

New Zealand không phải là quốc gia duy nhất nhận thấy mức lạm phát khó giảm. Một thước đo quan trọng về giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng cao hơn dự báo trong tháng thứ ba liên tiếp vào tháng 3, làm gia tăng lo ngại rằng lạm phát đang tăng tốc trở lại và khiến các nhà đầu tư đánh giá lại kỳ vọng về thời điểm Cục Dự trữ Liên bang sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất.

Cơ quan thống kê cho biết giá tiêu dùng tăng 0.6% so với ba tháng trước đó, giống như ước tính của các nhà kinh tế, được thúc đẩy bởi giá thuê nhà, giá thuốc lá và chi phí xây dựng nhà ở. 9 trong 11 nhóm trong rổ chỉ số giá tiêu dùng đều tăng.

Dữ liệu ngày hôm nay cho thấy các thước đo lạm phát cơ bản đưa ra có một chút trái chiều. CPI không bao gồm thực phẩm, nhiên liệu và năng lượng tăng 4.1% so với một năm trước, tương đương với tốc độ trong quý 4.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hợp đồng tương lai ổn định, Apple giảm giá, BYD vượt Tesla - điều gì đang chi phối thị trường
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Hợp đồng tương lai ổn định, Apple giảm giá, BYD vượt Tesla - điều gì đang chi phối thị trường

Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ ổn định vào thứ Sáu, nhưng Phố Wall vẫn đang hướng đến một tuần giảm điểm khi lo ngại về nợ đẩy lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng cao. BYD (SZ:002594) lần đầu tiên vượt Tesla về doanh số tại châu Âu, Apple đang đưa ra chiết khấu đổi cũ lấy mới ở Trung Quốc, trong khi thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu vẫn còn có vẻ xa vời.
USD chịu áp lực và mọi sự chú ý đổ dồn vào trái phiếu Kho bạc khi lo ngại về tài khóa của Mỹ gia tăng - Theo Reuters
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

USD chịu áp lực và mọi sự chú ý đổ dồn vào trái phiếu Kho bạc khi lo ngại về tài khóa của Mỹ gia tăng - Theo Reuters

USD đã hướng tới tuần giảm giá đầu tiên trong 5 tuần so với các đồng tiền chính vào thứ Sáu và lợi suất trái phiếu Kho bạc dài hạn vẫn ở mức cao, khi những lo ngại về nợ của Mỹ đã gia tăng trong nhiều năm bắt đầu thúc đẩy các động thái trên thị trường tiền tệ và nợ toàn cầu.
Lợi suất trái phiếu 50 năm của Trung Quốc tăng trong phiên đấu thầu lần đầu tiên kể từ năm 2022
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu 50 năm của Trung Quốc tăng trong phiên đấu thầu lần đầu tiên kể từ năm 2022

Phiên đấu tầu trái phiếu quốc tế chính phủ 50 năm của Trung Quốc đã chứng kiến lợi suất kỳ hạn này tăng lần đầu tiên kể từ năm 2022, do sự hỗ trợ chính sách của chính phủ và căng thẳng thương mại với Mỹ giảm bớt đã làm giảm nhu cầu đối với nợ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ