Lạm phát New Zealand hạ nhiệt, đẩy lùi kỳ vọng tăng lãi suất

Lạm phát New Zealand hạ nhiệt, đẩy lùi kỳ vọng tăng lãi suất

Nguyễn Mai Vinh

Nguyễn Mai Vinh

Junior Analyst

10:47 17/10/2023

Lạm phát ở New Zealand chậm lại nhiều hơn dự đoán của các nhà kinh tế trong quý III, một dấu hiệu nữa cho thấy chu kỳ thắt chặt của ngân hàng trung ương đã đi đến hồi kết.

Số liệu do Cơ quan Thống kê New Zealand công bố ngày 17/10, tỷ lệ lạm phát hàng năm giảm xuống 5.6%, mức thấp nhất trong hai năm, từ 6% trong quý II. Các chuyên gia kỳ vọng ​​​​5.9% trong khi RBNZ dự báo 6%. CPI tăng 1.8% so với ba tháng trước đó, thấp hơn ước tính trung bình khoảng 1.9%.

RBNZ trong tháng này đã duy trì lãi suất cơ bản ở mức 5.5%, cho biết chính sách có thể cần phải được thắt chặt trong một thời gian dài để đưa lạm phát trở lại phạm vi mục tiêu 1-3% vào nửa cuối năm 2024. Các nhà đầu tư hạ kỳ vọng vào một đợt tăng lãi suất khác sau báo cáo ngày hôm nay.

Jarrod Kerr, nhà kinh tế trưởng của Kiwibank tại Auckland cho biết: “Chúng tôi đang thành công trong cuộc chiến chống lạm phát”. “Những con số ngày hôm nay làm giảm đáng kể khả năng RBNZ tiếp tục thắt chặt. Dù xác suất trước số liệu ngày hôm nay là bao nhiêu thì bây giờ cũng gần bằng 0 rồi”.

Đồng đô la New Zealand giảm từ 0.5928 USD xuống còn 0.5902 USD vào lúc 6:34 sáng giờ Việt Nam.

Khả năng tăng lãi suất tại cuộc họp cuối cùng trong năm của RBNZ vào ngày 29/11 đã giảm xuống 26% từ mức gần 50% trước báo cáo, trong khi triển vọng tăng lãi suất cho đến tháng 5 giảm từ 85% xuống 44%.

Nhà kinh tế trưởng Kelly Eckhold của Westpac New Zealand cho biết: “Khả năng RBNZ tăng lãi suất vào tháng 11 đã giảm xuống”, đồng thời cho biết thêm rằng kỳ vọng của ông về việc tăng lãi suất đang được xem xét.

ANZ Bank New Zealand đã chuyển dự báo tăng lãi suất từ tháng 11 sang tháng 2, cho biết áp lực lạm phát trong nước vẫn đáng kể nhưng áp lực buộc RBNZ phải hành động trong năm nay đã hạ nhiệt.

Thắt chặt mạnh mẽ

Bằng chứng cho thấy chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ của RBNZ, khiến thị trường nhà đất sụt giảm và tăng trưởng kinh tế chững lại, đang có hiệu quả kiềm chế đà tăng giá cả. Đó là lý do tại sao lạm phát chậm lại bất chấp lượng nhập cư kỷ lục và chi phí nhiên liệu trong nước tăng cao.

Giá các mặt hàng gia dụng như đồ nội thất và thiết bị giảm, đồng thời dữ liệu về lạm phát lõi cũng chậm lại.

Giá tiêu dùng không bao gồm thực phẩm, nhiên liệu và năng lượng đã tăng 5.2% so với một năm trước đó, so với tốc độ 6.1% trong quý II. RBNZ sẽ công bố thước đo lạm phát lõi vào thứ Ba tuần sau.

Lạm phát phi thương mại hàng năm, một chỉ số được theo dõi chặt chẽ về áp lực giá trong nước, đã giảm từ 6.6% xuống 6.3%, nhưng vẫn cao hơn dự báo 6.2% của RBNZ.

9 trong số 11 nhóm chính trong rổ CPI đều tăng trong quý. Cơ quan thống kê cho biết các nguyên nhân chính là thực phẩm, nhiên liệu, chi phí xây dựng và tiền thuê nhà.

Xăng tăng 16.5% trong quý phản ánh giá dầu toàn cầu cao hơn và việc khôi phục thuế tiêu thụ đặc biệt đã được chính phủ tạm thời loại bỏ để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán châu Âu lao đao do hy vọng hòa bình Ukraine suy giảm; CPI Vương quốc Anh tăng vọt

Các chỉ số chứng khoán châu Âu giảm nhẹ vào thứ Tư, khi nhà đầu tư đón nhận sự thất bại rõ ràng của các cuộc đàm phán hòa bình Ukraine cũng như lạm phát Vương quốc Anh cao hơn dự kiến. Chỉ số DAX index tại Đức giảm 0.2%, chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 0.3% và chỉ số FTSE 100 tại Vương quốc Anh giảm 0.2%.
Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Doanh số bán lẻ sắp tới, CEO Nvidia nói về kiểm soát chip của Mỹ - điều gì đang chi phối thị trường?

HĐTL chứng khoán Mỹ giảm vào thứ Tư, sau khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng nhẹ gây áp lực lên thị trường chứng khoán trong phiên trước đó. Thị trường đang hướng tới báo cáo doanh số bán lẻ mới, với các nhà đầu tư mong muốn có cái nhìn sâu sắc về tác động của thuế quan trừng phạt của Tổng thống Donald Trump đối với giá cả. Giám đốc điều hành Nvidia (NASDAQ:NVDA) Jensen Huang bình luận về việc Mỹ hạn chế xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo sang Trung Quốc, trong khi lạm phát ở Vương quốc Anh tăng vọt.
Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giám đốc Nvidia Jensen Huang lên án lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc là ‘một thất bại’

Giám đốc điều hành Nvidia Jensen Huang đã lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ nhằm hạn chế Trung Quốc tiếp cận chip trí tuệ nhân tạo là “một thất bại”, vốn đã thúc đẩy các đối thủ Trung Quốc tăng tốc phát triển sản phẩm của riêng họ.
Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Căng thẳng Mỹ-Trung về chip có nguy cơ làm tổn hại thỏa thuận ngừng chiến thương mại

Căng thẳng công nghệ Mỹ-Trung lại bùng phát, khi Bắc Kinh đe dọa hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai thực thi các hạn chế của Washington đối với chip của Huawei Technologies, phủ bóng đen lên thỏa thuận ngừng chiến thương mại gần đây và các nỗ lực duy trì đối thoại.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ