Kỳ vọng gì vào cuộc họp của RBA?

Kỳ vọng gì vào cuộc họp của RBA?

Anh Tùng, CFA

Anh Tùng, CFA

Senior Analyst

21:08 02/08/2021

Ông Philip Lowe sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh khó xử khi phải lùi lại kế hoạch thắt chặt đã được lên kế hoạch một tháng trước, khi dịch COVID-19 tái bùng phát tiếp tục làm nhiễu loạn kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu.

Thống đốc RBA, ông Lowe dự kiến sẽ tạm hoãn kế hoạch giảm quy mô chương trình mua trái phiếu xuống cuối năm, đồng thời giữ lãi suất ở mức 0.1% trong cuộc họp thứ 3. Đó là quan điểm của phe đa số trong số 18 nhà kinh tế được Bloomberg khảo sát vào tuần trước. Hai trong số họ dự báo RBA sẽ nới lỏng thêm bằng việc thay đổi trái phiếu sẽ đáo hạn vào tháng 4/2024 sang trái phiếu đáo hạn vào tháng 11/2024 làm tham chiếu cho chính sách kiểm soát lợi suất, lợi suất của trái phiếu này sẽ được neo ở mức 0.1%.

Sự xuất hiện của biến chủng Delta đã khiến triển vọng của nền kinh tế Úc bị quay ngược 180 độ, từ phục hồi nhanh chóng sang việc phải áp dụng các lệnh giãn cách và khiến nền kinh tế bị thu hẹp. Điều này cũng đã kìm hãm mong muốn thu hẹp các chính sách nới lỏng của RBA.

Đường cong lợi suất tại Úc

Số ca nhiễm COVID-19 mới Sydney đã đạt kỷ lục trong những ngày gần đây mặc dù tiểu bang này đã áp dụng các lệnh giãn cách nghiêm ngặt trong 5 tuần. Với việc thành phố này đóng góp 25% vào GDP của quốc gia và hơn 20% người lao động, NHTW có thể sẽ phải điều chỉnh dự báo của mình trong báo cáo triển vọng quý 3 được công bố vào thứ Sáu, cùng ngày, Lowe và các cộng sự sẽ có 3 tiếng điều trần.

Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia và Westpac dự báo ​​200,000-300,000 việc làm sẽ bị mất và tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 5.7% từ mức 4.9% hiện tại do dịch bệnh bùng phát. Cả hai ngân hàng đều mong đợi phần lớn những tổn thất đó sẽ được bù đắp khi dịch bệnh được kiềm chế và tiến độ tiêm chủng ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, số lượng vị trí được mời chào tuyển dụng chỉ giảm 0.5% trong tháng 7, thời điểm mà Sydney bị phong tỏa hoàn toàn. ANZ, ngân hàng đã công bố số liệu này, cho biết kết quả này củng cố quan điểm của họ rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ không chịu quá nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thay vào đó, 2 yếu tố sẽ chịu nhiều ảnh hưởng hơn là số giờ làm việc và số người thiếu việc làm.

Số ca nhiễm COVID-19 mới tại Sydney

Lệnh phong tỏa ở Sydney là hậu quả của việc triển khai vaccine chậm trễ. Nền kinh tế trước kia đã đi đầu trong sự phục hồi toàn cầu và đang trên đà đạt được mục tiêu của RBA về tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống dưới 4%, mức mà ông hy vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng tiền lương nhanh hơn và lạm phát ổn định trong phạm vi mục tiêu 2-3% của RBA. Vậy mà, một quý tăng trưởng âm đang hiện hữu ngay trước mắt. Nếu RBA cắt giảm hỗ trợ cho nền kinh tế đang tiềm ẩn rủi ro, xác suất để xảy ra điều này và hậu quả sẽ rất khôn lường, ngay cả khi họ thắt chặt "nhẹ nhàng" cũng như còn nhiều bằng chứng cho thấy rằng người dân Úc không cần nhiều sự hỗ trợ.

Bên ngoài Sydney và Melbourne, các hoạt động kinh tế vẫn diễn ra và thị trường lao động đang dần được thắt chặt. Nền kinh tế hiện đang được thúc đẩy bởi giá quặng sắt cao, mặt hàng được xuất khẩu lớn nhất đất nước, mà Trung Quốc là "khách hàng" lớn nhất. Ngoài ra, đồng AUD - mục tiêu chính của chương trình mua trái phiếu - đã giảm gần 7% trong 5 tháng qua cùng với lợi suất suy yếu, điều này cũng thúc đẩy xuất khẩu. Một điều quan trọng không kém là việc đóng cửa biên giới đã giữ hàng tỷ Dollar được duy trì lưu thông trong nền kinh tế và không bị rò rỉ ra nước ngoài. Tất cả những điều này củng cố niềm tin cho phe hawkish của RBA.

Tuy nhiên, có lẽ Lowe sẽ phải trì hoãn các kế hoạch thắt chặt chính sách, và theo dõi thêm về mức độ ảnh hưởng của lệnh phong tỏa.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Mở cửa thị trường châu Á: Các nhà giao dịch có xu hướng đặt cược vào một biến thể của chiến lược "TACO"

Tuần này, thị trường toàn cầu di chuyển như đoàn xe không kính chẳng có đèn pha, và mỗi nhà giao dịch đều hy vọng xe dẫn đầu không lao xuống vực. Với thời hạn áp thuế ngày 9/7 đang tới gần, thị trường hiện giờ đang theo dõi Washington sát sao nhằm tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự leo thang hoặc thoái lui. Con đường phía trước vẫn mơ hồ, nhưng địa hình thì đầy chông gai.
Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Von der Leyen giữa làn đạn thương mại Mỹ–Trung: EU tìm chỗ đứng trong cuộc chơi siêu cường

Giữa áp lực từ cả Washington lẫn Bắc Kinh, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nỗ lực định vị EU như một đối tác thương mại chiến lược. Dù không nắm nhiều đòn bẩy, Brussels vẫn có cơ hội tận dụng vị thế trung gian để tái cấu trúc chuỗi cung ứng và giảm thiểu thiệt hại từ cuộc đối đầu giữa hai cường quốc.
Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Trung Quốc siết chặt dòng chảy nhân tài: Mặt trận mới trong cuộc chiến thương mại toàn cầu

Việc Foxconn triệu hồi hàng trăm kỹ sư Trung Quốc từ các nhà máy iPhone ở Ấn Độ cho thấy Bắc Kinh đang thắt chặt kiểm soát nhân tài công nghệ giữa bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang. Trong khi các công ty phương Tây chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, cuộc cạnh tranh toàn cầu giờ đây không chỉ là về hàng hóa, mà còn là về con người và trí tuệ.
Lãi suất có thực sự quá cao?

Lãi suất có thực sự quá cao?

Nhiều người tin là có, và ngày càng có nhiều ý kiến kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell nên sớm hạ lãi suất. Nhưng họ có đúng không? Liệu ngân hàng trung ương có nên can thiệp, giảm lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ? Câu trả lời trung thực là: không ai có thể chắc chắn. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ lịch sử, lãi suất hiện tại vẫn ở mức tương đối thấp, và chính sách tiền tệ vẫn chưa thực sự bị siết chặt.
Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Chứng khoán Mỹ ăn mừng ngày độc lập với NFP vượt dự báo, kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất bị đẩy lùi

Phố Wall kết thúc tuần lễ ngắn với kỷ lục mới trên S&P và Nasdaq, dù kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất đang nguội dần sau báo cáo việc làm mạnh hơn dự kiến. Thị trường vẫn lạc quan khi tăng trưởng ở mức "vừa đủ" để duy trì kỳ vọng mà không gây hoảng loạn, trong khi thanh khoản tiếp tục nâng đỡ đà tăng bất chấp rủi ro vĩ mô tiềm ẩn.
Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Thị trường tiền tệ thận trọng trước báo cáo việc làm Mỹ và thỏa thuận thương mại mới với Việt Nam

Đồng USD dao động trong bối cảnh giới đầu tư chờ báo cáo việc làm Mỹ tháng 6 và đánh giá tác động từ thỏa thuận thương mại với Việt Nam, diễn ra trước hạn chót thuế quan ngày 9/7. Đồng bảng Anh và euro biến động nhẹ, trong khi kỳ vọng về chính sách lãi suất của Fed tiếp tục điều chỉnh theo dữ liệu kinh tế mới nhất.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ