Kỳ vọng gì vào cuộc họp của Fed ngày 14 - 15/12

Kỳ vọng gì vào cuộc họp của Fed ngày 14 - 15/12

15:26 15/12/2021

Fed được cho là sẽ tăng tốc siết chính sách hỗ trợ trong bối cảnh lạm phát cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn kỳ vọng.

Fed tuần này họp chính sách tiền tệ trong hai ngày 14 – 15/12 với thông báo kết quả họp dự kiến được công bố lúc 14h00 ET ngày 15/12 (2h00 ngày 16/12 giờ Hà Nội). Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ tổ chức họp báo 30 phút sau đó.

Fed có thể quyết định tăng tốc kết thúc chương trình mua trái phiếu hiện tại và dự báo tăng lãi suất trong năm 2022. Đây là kịch bản đang được số đông nhà đầu tư kỳ vọng. Giới chiến lược gia không cho rằng thị trường sẽ biến động mạnh, trừ khi thông điệp từ Fed ẩn chứa xu hướng tăng lãi suất mạnh tay hơn.

Trong phiên điều trần trước Thượng viện ngày 30/11, Powell hé lộ rằng Fed sẽ thảo luận về việc tăng tốc siết chương trình mua trái phiếu 120 tỷ USD hàng tháng hiện tại khi họp vào tháng 12. Hàng loạt quan chức Fed sau đó cũng lên tiếng về khả năng Fed kết thúc chương trình sớm hơn mốc tháng 6/2022 hiện tại.

Fed tháng 11 thông báo siết quy mô mua trái phiếu với tiến độ 15 tỷ USD/tháng. Nếu tăng tốc, lên 30 tỷ USD/tháng, giới chuyên gia cho biết quá trình này có thể hoàn tất vào tháng 3/2022.

Chương trình mua trái phiếu được triển khai từ đầu năm 2020 để giúp kinh tế Mỹ cùng các thị trường tài chính vượt qua đại dịch. Fed còn nhanh chóng hạ lãi suất về 0 – 0,25%.

Trong tuần trước, Phố Wall tăng trở lại nhờ thông tin biến chủng Omicron khó có thể khiến nền kinh tế đóng cửa. Pfizer và BioNTech còn khích lệ nhà đầu tư hơn nữa bằng kết quả nghiên cứu cho thấy 3 mũi vaccine Covid-19 của họ tạo ra sự bảo vệ cao trước Omicron.

Trong dự báo gần nhất, “dot plot”, ghi nhận dự báo lãi suất của các quan chức Fed, cho thấy nửa số quan chức Fed kỳ vọng tăng lãi suất một hoặc hai lần trong năm 2022 nhưng chưa có sự đồng thuận về tăng lãi suất. Lần tăng đầu tiên dự kiến vào năm 2023. Tuy nhiên, tình thế khả năng cao sẽ thay đổi trong cuộc họp lần này, với khả năng có 2 lần tăng trong năm tới.

Powell còn thừa nhận lạm phát có thể phiền phức hơn Fed nghĩ và đã đến lúc từ bỏ cách mô tả “tạm thời”. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Mỹ tháng 11 đã tăng mạnh nhất kể từ năm 1982.

“Fed cần mạnh tay hơn trong dỡ bỏ chính sách hỗ trợ”, Tim Duy, kinh tế gia trưởng về Mỹ tại SGH Macro Advisors, nói. Ông kỳ vọng các quan chức Fed điều chỉnh quan điểm bình quân về hai lần tăng lãi suất trong năm 2022 để kiểm soát lạm phát.

Hầu hết giới phân tích dự báo Fed giữ nguyên dự báo tăng lãi suất 3 lần trong năm 2023 và 2024 bởi họ vẫn kỳ vọng áp lực giá giảm vào nửa cuối năm sau khi đại dịch Covid-19 hạ nhiệt.

Ngoài “dot plot”, nhà đầu tư nên theo dõi thêm Powell về quan điểm của ông với năm 2022.

“Nếu Powell trong nhóm tăng lãi suất hai lần vào năm 2022, đó là tín hiệu mạnh về việc lãi suất sẽ tăng từ giữa năm sau”, theo Gregory Daco, kinh tế gia trưởng về Mỹ tại Oxford Economics.

Tuy nhiên, bất kể dự báo là gì, thực tế có thể một lần nữa khiến Fed phải đổi lộ trình bởi cả cơ quan này và thế giới đều đang chờ thông tin về độc lực cùng mức lây nhiễm của Omicron – biến chủng đang làm rối hy vọng về đà phục hồi trơn tru trong năm 2022.

“Bất ổn đối với triển vọng đang tăng”, Daco nói. “Đó sẽ là đặc điểm của năm 2022”.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ