Kinh tế châu Á mất gần 1.700 tỷ USD vì Covid-19

Kinh tế châu Á mất gần 1.700 tỷ USD vì Covid-19

19:28 26/10/2021

Covid-19 “xóa sổ” khoảng 1.700 tỷ USD tổng GDP của các nền kinh tế lớn nhất châu Á năm 2020, theo Trung tâm Nhật Bản về Nghiên cứu Kinh tế.

Trung tâm Nhật Bản về Nghiên cứu Kinh tế (JCER) ước tính thiệt hại kinh tế do Covid-19 gây ra tại 15 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á bằng cách so sánh dự báo GDP năm 2020 đưa ra trước khi đại dịch bùng phát và tăng trưởng thực tế sau đó.

Dựa trên dự báo từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tháng 10/2019, JCER tính toán GDP của 15 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2020 tăng 6,2% lên 29.840 tỷ USD nhưng thực tế lại ghi nhận con số thấp hơn 1.680 tỷ USD.

Trung Quốc chịu thiệt hại lớn nhất, mất 638 tỷ USD, chỉ tăng trưởng 2,3% năm 2020. Ấn Độ xếp thứ hai, mất 480 tỷ USD, dù duy trì đà tăng trưởng 6 – 8% vài năm trước đó. Nhật Bản, nền kinh tế số ba thế giới – sau Mỹ và Trung Quốc, thiệt hại 162 tỷ USD do lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong GDP.

c-1635240405-7465-1635240616.jpg

Thay đổi GDP của các nền kinh tế châu Á năm 2020 so với dự báo đưa ra trước khi đại dịch xuất hiện.

Các ngành liên quan du lịch chịu ảnh hưởng đặc biệt mạnh. JCER xem xét số liệu doanh thu từ 16.000 công ty niêm yết tại châu Á trong quý IV/2019, trước khi Covid-19 bùng phát, và quý II/2021. Sòng bạc có doanh thu giảm 53% trong khi hàng không ghi nhận mức giảm 49%.

Du lịch chiếm 20% GDP của Campuchia và kinh tế nước này thiệt hại tổng cộng 4 tỷ USD. Thái Lan, cũng phụ thuộc nhiều vào du lịch, ghi nhận mức giảm 71 tỷ USD trong GDP. Thai Airways, hãng hàng không quốc gia Thái Lan, đệ đơn xin phá sản hồi tháng 5/2020.

Đài Loan là nền kinh tế duy nhất hưởng lợi trong khi các bên khác chật vật ứng phó đại dịch. GDP hòn đảo tăng 44 tỷ USD năm 2020 nhờ lực cầu với nhiều sản phẩm công nghệ thông tin, như điện thoại thông minh, máy chủ, tăng trong bối cảnh xu hướng làm việc từ xa mở rộng.

GDP châu Á trong nửa đầu năm nay đã phục hồi về gần mức dự báo trước đại dịch, chủ yếu nhờ đà phục hồi nhanh tại Trung Quốc và nhân dân tệ tăng giá so với USD. Tình hình vẫn còn nhiều thách thức với châu Á. Trong ngắn hạn, sự giảm tốc kinh tế trong quý III là không thể tránh khỏi, khi biến chủng Delta lây lan tại nhiều khu vực từ tháng 7.

Các biện pháp bình thường hóa kinh tế đã được triển khai trong tháng 10 nhưng JCER dự báo ảnh hưởng tiêu cực còn kéo dài ít nhất đến năm 2022.

Sự phục hồi trong lĩnh vực du lịch là điều quan trọng, đặc biệt là với Đông Nam Á. Hoạt động du lịch xuyên biên giới khả năng phục hồi bằng việc áp dụng hộ chiếu vaccine và cơ chế “hộp cát” – hạn chế di chuyển của du khách nước ngoài – đang được thử nghiệm tại Thái Lan và một số quốc gia khác.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ