Khó khăn khi làm bạn với Mỹ: Thương vụ Nippon Steel và bài học từ "friendshoring"

Khó khăn khi làm bạn với Mỹ: Thương vụ Nippon Steel và bài học từ "friendshoring"

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:36 02/01/2025

Năm 2024 chứng kiến sự suy yếu của thuật ngữ “friendshoring” sau những tranh cãi và thử thách thực tế. Dù mang trong mình hy vọng về một liên minh bền vững, khái niệm này đã bị thử thách bởi các yếu tố địa chính trị và kinh tế. Mối quan hệ giữa Mỹ và Nhật Bản, đặc biệt trong thương vụ Nippon Steel, phản ánh sự phức tạp của "tình bạn" trong chính sách đối ngoại hiện đại.

Năm 2024 đã mang đến một mùa bội thu các từ ngữ mới mẻ, phản ánh phần nào những sự kiện và xu hướng định hình năm qua. Đây là dịp để nhìn lại những từ vựng tiêu biểu, không chỉ nói lên chúng ta đã trải qua những gì mà còn cho thấy chúng ta đã thay đổi ra sao dưới tác động của năm cũ.

Song song đó, cũng có những “lời tiễn biệt” dành cho những từ ngữ dần mất đi sự tồn tại trong năm 2025 do không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại. Một ví dụ điển hình là “friendshoring” (chuyển chuỗi cung ứng qua các nước đồng minh). Sau 12 tháng đầy biến động và những tranh cãi xoay quanh việc Nippon Steel đấu thầu mua lại US Steel, thuật ngữ này dường như khó có thể duy trì lâu dài.

Một số ý kiến cho rằng friendshoring, dù mang tính sáng tạo nhưng không đủ bền vững vì chỉ phù hợp với những giai đoạn nhất thời. Những người khác lại cho rằng đây là một thuật ngữ được tạo ra quá dụng ý, nhằm che đậy chiến lược phân cực kiểu “đồng minh hoặc đối thủ,” nên sớm hay muộn cũng sẽ bị thay thế bởi một khái niệm thực tế hơn.

Dù vậy, friendshoring từng có thời kỳ hoàng kim, được xem như một giải pháp ngôn ngữ đối lập với xu hướng phi toàn cầu hóa, mang lại chút cảm giác gần gũi trong bối cảnh căng thẳng của Chiến tranh Lạnh 2.0. Thuật ngữ này ra đời từ những cuộc khủng hoảng và gián đoạn liên tiếp: Đầu tiên là đại dịch, sau đó là cuộc xâm lược Ukraine của Nga, và hơn hết là sự đồng thuận ngày càng sâu sắc rằng mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc là không thể đảo ngược.

Đây cũng là một khái niệm gắn liền với chính quyền Biden. Năm 2022, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã sử dụng thuật ngữ này để trình bày chiến lược thương mại mới của Mỹ. Bà nhấn mạnh rằng Mỹ nên ưu tiên hợp tác với những quốc gia không gây rủi ro địa chính trị và tuân thủ các chuẩn mực, giá trị chung. Những quốc gia như Nhật Bản, dẫu không cần nhắc tên, rõ ràng là một hình mẫu lý tưởng.

Sự yếu đuối của thuật ngữ “friendshoring” nằm ở cách Mỹ định nghĩa từ “bạn bè” qua lịch sử. Trong cả chính trị ngoại giao lẫn kinh doanh, câu nói nổi tiếng được gán cho Henry Kissinger vẫn thường được nhắc đến: “Mỹ không có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích.”

Chính quyền Biden đã cố gắng thay đổi góc nhìn này bằng cách củng cố các liên minh chiến lược, đồng thời gửi đi thông điệp rằng, dù nguyên tắc “không có bạn vĩnh viễn” từng đúng trong quá khứ, bạn - quốc gia X, là một ngoại lệ.

Nhật Bản là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ chiến dịch này. Tokyo hiểu rõ những điểm yếu của mình: Dân số già hóa, suy giảm, và vị trí nằm trong một khu vực đầy rủi ro. Tình bạn với Mỹ không chỉ là điều cần thiết mà còn là chiến lược sống còn. Nhật Bản cũng nhận thức được rằng, họ có thể trở thành đối tác không thể thay thế của Mỹ.

Trong khi Mỹ để mất dần vị thế trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, Nhật Bản vẫn duy trì lợi thế vượt trội. Các công ty Nhật Bản chính là những đối tác mà ngành công nghiệp Mỹ cần lúc này. Theo Andrew McDermott: Sony hiện là nhà cung cấp độc quyền cảm biến máy ảnh cho Apple, Tesla không thể vận hành mà thiếu robot Nhật Bản và gần 40% các bộ phận tiên tiến nhất của Boeing đều đến từ các nhà cung cấp Nhật.

Tuy nhiên, bất chấp mối quan hệ chiến lược đó, Nippon Steel, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản, lại gặp vô vàn khó khăn trong việc thuyết phục Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) và Tổng thống Biden rằng họ đủ điều kiện để mua lại US Steel.

Tổng thống Biden đã công khai phản đối thỏa thuận này, trong khi CFIUS, với chín cơ quan tham gia, không thể đạt đồng thuận. Các ý kiến lo ngại rằng Nippon Steel có thể gây ra rủi ro an ninh thông qua việc cắt giảm sản xuất thép tại Mỹ, dù chỉ trên lý thuyết.

Nhiều người chỉ trích Nippon vì đã mạo hiểm theo đuổi thương vụ trị giá 15 tỷ USD trong năm bầu cử, khi ngành thép mang sức ảnh hưởng chính trị lớn. Tuy nhiên, cách đổ lỗi này bỏ qua một thực tế rằng Nhật Bản có lý do để cảm thấy họ xứng đáng được “đền đáp.”

Chính quyền Biden đã dành ba năm để nhấn mạnh tầm quan trọng của các liên minh chiến lược và ý thức hệ, bằng ngôn ngữ của “tình bạn.” Nhưng đến khi đối mặt với thử thách đầu tiên, Mỹ lại để những điều kiện ngặt nghèo của mình lấn át lợi ích rõ ràng trong việc để Nippon đầu tư vào sản xuất nội địa. Và tất cả điều này xảy ra trước khi Donald Trump có cơ hội định nghĩa lại “tình bạn” của Mỹ theo phong cách riêng.

Thương vụ với Nippon có thể vẫn được thông qua, nhưng những tổn hại đối với thông điệp “tình bạn” mà Mỹ xây dựng sẽ rất lớn. Friendshoring có thể tồn tại như một ý tưởng, nhưng với tư cách một thuật ngữ, từ này quá êm đềm để chịu nổi thực tế phức tạp mà Nhật Bản vừa vạch trần.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, kéo theo đà giảm của cả cổ phiếu và trái phiếu, phản ánh lo ngại về rủi ro chính sách và trần nợ. Dù nhu cầu mua vẫn ổn định, phần bù kỳ hạn cao cho thấy tâm lý bất an còn hiện hữu trong bối cảnh tài khóa thắt chặt và chi phí vay tăng.
ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng

ECB nhiều khả năng sẽ hạ lãi suất lần thứ bảy khi các đòn thuế mới từ Mỹ đẩy triển vọng tăng trưởng châu Âu vào vùng rủi ro. Dù có những tiếng nói kêu gọi thận trọng, phần lớn giới chức tin rằng lộ trình nới lỏng vẫn chưa thể dừng lại trong môi trường toàn cầu đầy bất ổn.
Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?

Trong hai tuần qua, nhiều nhà kinh tế và chuyên gia phân tích đã tích cực tìm hiểu mục tiêu cuối cùng trong chiến lược thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Sự đảo ngược chính sách đáng chú ý tuần trước, khi Tổng thống Donald Trump quyết định hoãn áp dụng phần lớn các mức thuế này trong 90 ngày, diễn ra sau nhiều ngày Nhà Trắng khẳng định rằng các biện pháp thuế quan không phải để đàm phán mà là chiến lược dài hạn nhằm tái sinh cơ sở công nghiệp Hoa Kỳ và tạo thêm việc làm.
Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh chiến tranh thương mại. Tuy nhiên khối này vẫn hết sức dè dặt về nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa bị chuyển hướng từ Hoa Kỳ.
Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell công khai chỉ trích các chính sách thuế quan và sáng kiến chi tiêu của Trump, đồng thời khẳng định tính độc lập pháp lý của Fed trước nguy cơ bị can thiệp chính trị. Ông cảnh báo rằng các chính sách hỗn loạn đang cản trở khả năng ổn định lạm phát và việc làm — hai mục tiêu cốt lõi của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ