Japan Post thận trọng mua trái phiếu "siêu" dài hạn sau đợt tăng lãi suất của BoJ

Japan Post thận trọng mua trái phiếu "siêu" dài hạn sau đợt tăng lãi suất của BoJ

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

08:11 03/06/2024

Japan Post Insurance đang trì hoãn việc mua hầu hết trái phiếu "siêu" dài hạn trong nước do lo ngại động thái giảm lượng mua trái phiếu của BoJ có thể gây áp lực lên thị trường.

Lợi suất trái phiếu chính phủ đã tăng lên trong những tuần gần đây do dự đoán rằng BoJ sẽ tiếp tục cắt giảm các gói kích thích tiền tệ. Lợi suất cao hơn lẽ ra phải hấp dẫn các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Nhật Bản, những nhà đầu tư lớn vào các trái phiếu siêu dài như trái phiếu kỳ hạn 30 năm. Tuy nhiên, họ vẫn chưa tham gia vào thị trường trái phiếu một cách mạnh mẽ ngay cả sau khi BoJ tăng lãi suất lần đầu tiên vào tháng 3 kể từ năm 2007.

Hiroyuki Nomura, tổng giám đốc bộ phận kế hoạch đầu tư của Japan Post, cho biết: “Lợi suất trái phiếu siêu dài hạn đã tăng lên mức hấp dẫn. Nhưng do năm tài chính của Nhật Bản chỉ mới bắt đầu vào ngày 1/4, công ty bảo hiểm này đang theo dõi diễn biến của thị trường và chỉ mua vào dần dần".

Japan Post Insurance, một trong những công ty bảo hiểm nhân thọ lớn nhất của Nhật Bản, nắm giữ khoảng 60.9 nghìn tỷ Yên (387 tỷ USD) tài sản tính đến cuối tháng 3, trong đó khoảng 47.7 nghìn tỷ Yên là chứng khoán, chủ yếu là trái phiếu chính phủ.

Lợi suất TPCP Nhật Bản kỳ hạn 10 năm và 30 năm

Japan Post vào tháng 4 dự báo rằng lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 30 năm sẽ đạt 2% vào cuối tháng 3 năm 2025 - mức đã vượt qua vào tháng trước. Nomura cho biết mức lợi suất 1% đối với trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 2% đối với trái phiếu kỳ hạn 30 năm là “những dấu mốc quan trọng về mặt lịch sử”, nhưng việc vượt qua các mức này đã gây ra biến động mạnh trong ngắn hạn.

Nomura cho biết các quan chức BoJ dường như đang dần đi đến quan điểm rằng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ của Nhật Bản cần phải được thực hiện nhanh chóng hơn. Ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 31/5 rằng việc tăng lãi suất vào tháng 6 hoặc tháng 7 “sẽ không còn là điều bất ngờ nữa” và đợt tăng lãi suất tiếp theo sau đó “có thể không quá xa vời”.

Nomura, người có kinh nghiệm giao dịch trái phiếu ba thập kỷ, cho biết so với triển vọng lãi suất, việc thiếu rõ ràng về kế hoạch giảm lượng mua trái phiếu của BoJ là nguyên nhân gây ra biến động lớn hơn trên thị trường trái phiếu Nhật Bản. Ông chia sẻ, đối với nhà đầu tư dài hạn, đây là “một tình huống cần chờ đợi” trong khi biến động của thị trường gia tăng.

Khi BoJ chấm dứt chính sách lãi suất âm vào tháng 3, ngân hàng này cho biết họ sẽ tiếp tục mua lượng trái phiếu tương tự như trước đây. Nhưng BoJ lại đang cố gắng giảm tham gia thị trường trái phiếu khi bán ra một số lượng trái phiếu khổng lồ mà họ tích lũy trong suốt hai thập kỷ nhằm hỗ trợ nhu cầu trong nước.

Mặc dù đã báo hiệu việc cắt giảm lượng nắm giữ trái phiếu nhưng động thái giảm lượng mua một số trái phiếu định kỳ của các quan chức BoJ vào tháng trước đã khiến thị trường bất ngờ và khiến lợi suất trái phiếu trong nước tăng cao.

Nomura cho biết sẽ thật tuyệt nếu các quan chức BoJ có thể công bố tại cuộc họp chính sách tiền tệ ngày 13-14/6 về kế hoạch giảm tốc độ nắm giữ trái phiếu của ngân hàng và cập nhật cho nhà đầu tư ít nhất theo quý. Ông chia sẻ: “Thị trường sẽ dịu xuống lại một chút,” nếu một kế hoạch như vậy được công bố.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Các nhà đầu tư Trung Quốc đẩy mạnh kỳ vọng về đợt nới lỏng chính sách tiền tệ quốc gia trước áp lực từ làn sóng thuế quan mới

Các nhà giao dịch đang nhanh chóng điều chỉnh dự báo về việc Trung Quốc sẽ đẩy mạnh nới lỏng chính sách khi căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ gia tăng. Chỉ số đo lường kỳ vọng của thị trường đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong 5 năm qua và đang tiến gần đến mức thấp nhất kể từ năm 2008.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ