Iran tấn công tên lửa vào Israel,  nguy cơ xung đột toàn diện

Iran tấn công tên lửa vào Israel, nguy cơ xung đột toàn diện

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

08:20 02/10/2024

Vào tối thứ 3, Iran đã phóng hơn 200 tên lửa nhằm vào Israel. Cuộc tấn công này đánh dấu một bước leo thang nghiêm trọng trong mối quan hệ đối đầu giữa hai quốc gia, đe dọa kích hoạt một loạt các cuộc tấn công mới khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ trả đũa.

Israel cho biết Iran đã phóng hơn 180 tên lửa vào Israel trong đêm 1/10, và hệ thống phòng không của Israel đã được kích hoạt để đánh chặn. Hiện tại, chưa có báo cáo thương vong nào được ghi nhận ở Israel, nhưng một người đàn ông được báo cáo đã thiệt mạng ở Bờ Tây.

Cuộc tấn công này được xem là hành động trả đũa sau khi Israel thực hiện một loạt các cuộc tấn công quy mô lớn vào Lebanon trong những ngày gần đây, trong đó có việc tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah trong một cuộc không kích ở Beirut. Tehran cũng đã đe dọa trả đũa sau khi lãnh đạo chính trị của Hamas bị sát hại ở Tehran vào tháng 7 - một cuộc tấn công mà Israel bị cáo buộc thực hiện.

Trong khi Israel và Hoa Kỳ cho rằng thiệt hại của đợt tấn công này không đáng kể, thì truyền hình nhà nước Iran đã tuyên bố 90% số tên lửa đã trúng các mục tiêu chiến lược ở Israel. Các video ghi lại cảnh tên lửacho thấy một số đã vượt qua được hệ thống phòng không của Israel.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel đã thất bại và tuyên bố sẽ trả đũa. Mở đầu một cuộc họp về chính trị - an ninh, ông Netanyahu phát biểu: “Iran đã phạm một sai lầm lớn vào đêm nay - và họ sẽ phải trả giá. Chính phủ Iran không hiểu được quyết tâm tự vệ và quyết tâm trả đũa kẻ thù của chúng ta”.

Vài giờ sau đó, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo tiến hành các cuộc tấn công trên bộ vào nam Lebanon.

Bản đồ và tình hình căng thẳng trong khu vực

Giá dầu tăng vọt hơn 5% do lo ngại về gián đoạn nguồn cung. Trong khi đó, đà tăng của thị trường chứng khoán bị chững lại, còn trái phiếu và vàng tăng giá khi các nhà đầu tư tìm kiếm các tài sản an toàn.

Trong khi đó, Nhà Trắng lên tiếng cho rằng cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran vào Israel đã “bị đánh bại và không hiệu quả”, đồng thời ca ngợi sự tham gia của Mỹ trong việc đẩy lùi một số đợt tấn công. Bộ ngoại giao Mỹ đã cảnh báo công dân về khả năng leo thang các cuộc tấn công, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan cho biết Mỹ vẫn chưa kích hoạt lệnh sơ tán khẩn cấp cho công dân Mỹ và không có ý định làm như vậy vào thời điểm này".

Theo thông báo từ Lầu Năm Góc, Tổng thống Joe Biden đã ra lệnh cho quân đội Mỹ “hỗ trợ phòng thủ cho Israel” và bắn hạ các tên lửa của Iran. Các tàu khu trục của Hải quân Mỹ đã đánh chặn khoảng một chục tên lửa của Iran.

Đây là bước leo thang đáng kể trong căng thẳng Israel - Hezbollah cũng như mở ra một mặt trận mới trong cuộc chiến giữa Israel và các lực lượng thân Iran trong khu vực, kể từ khi chiến sự Israel - Hamas bùng nổ vào hồi tháng 10-2023.

Trước nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh toàn diện trong khu vực, cộng đồng quốc tế không ngừng kêu gọi Israel và Hezbollah ngừng bắn ngay lập tức. Vào tháng trước Israel đã tuyên bố rằng họ đang chuyển trọng tâm các hoạt động quân sự từ chiến dịch ở Dải Gaza sang Lebanon.

Bruce Riedel, một cựu sĩ quan tình báo cao cấp của Hoa Kỳ và là thành viên cao cấp không thường trú tại Trung tâm Chính sách Trung Đông của Brookings, nhận định: "Chúng ta đang ở bên bờ vực của một cuộc chiến toàn diện, giữa Israel và Hezbollah, điều này có thể gây tàn phá cho Lebanon và gây tổn thất nặng nề cho Israel. Nếu họ kéo cả Iran vào cuộc, toàn bộ khu vực sẽ gặp rủi ro."

Cuộc tấn công hôm thứ Ba xảy ra bất ngờ, trái ngược với cuộc tấn công hồi tháng 4 khi Iran đã báo trước rõ ràng và phần lớn tên lửa đã được Israel theo dõi và đánh chặn với sự hỗ trợ của Mỹ, Anh, Pháp và Jordan.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) vào thứ Hai đã tuyên bố bắt đầu "các cuộc tấn công khoanh vùng nhằm vào trụ sở của nhóm vũ trang Hezbollah" ở những ngôi làng phía nam Lebanon, gần biên giới Israel. Các đơn vị pháo binh, không quân Israel đang hỗ trợ lực lượng trên bộ ở Lebanon. Hezbollah đã đáp trả bằng cách bắn ra một loạt tên lửa.

Liên minh Châu Âu, cũng như Hoa Kỳ, đã không thành công nhiều trong việc kiểm soát hay chấm dứt các cuộc giao tranh ở cả Gaza và Lebanon. Trong một tuyên bố, EU nhận định "những đợt tấn công và trả đũa liên tiếp đã châm ngòi cho một vòng xoáy xung đột không thể kiểm soát."

Lầu Năm Góc vừa thông báo quân đội Mỹ đang tăng cường quân số ở Trung Đông thêm vài nghìn người, bằng cách bổ sung các đơn vị mới tới khu vực trong khi vẫn mở rộng những đơn vị hiện có. Vào ngày 1-10, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel Yoav Gallant, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết, Washington ủng hộ Israel phá hủy cơ sở hạ tầng của Hezbollah dọc biên giới với Lebanon, đồng thời cảnh báo Iran về hậu quả nếu nước này tấn công Israel.

Iran có một kho dự trữ "đáng kể" các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình có khả năng tấn công các mục tiêu cách xa tới 2.000 km (1.200 dặm) từ biên giới của mình, Cơ quan Tình báo Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết vào tháng 4 trong đánh giá thường niên về các mối đe dọa toàn cầu. Cơ quan này cũng nói thêm rằng năm ngoái, Tehran "tập trung vào việc triển khai một thế hệ hệ thống tầm xa mới để chống lại Israel".

Kể từ đầu năm 2023, DIA cho biết, Tehran đã công bố ba tên lửa mới có khả năng tấn công Israel từ phía tây Iran, bao gồm một tên lửa hành trình tấn công mặt đất và một tên lửa đạn đạo mà họ tuyên bố là siêu thanh.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

RBA tăng lãi suất OMO nhằm nâng cao thanh khoản hệ thống

Ngân hàng Trung ương Úc (RBA) sẽ tăng lãi suất các hoạt động trên thị trường mở và bổ sung lượng hợp đồng repo kỳ hạn 7 ngày trong các phiên đấu giá hàng tuần. Đây là một phần trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống “dự trữ dồi dào” nhằm quản lý thanh khoản hiệu quả hơn, một quan chức cấp cao cho biết hôm thứ Tư.
Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Trung Quốc đối mặt với làn sóng tranh chấp thương mại vì xuất khẩu dư thừa

Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ