Hạ viện Mỹ đình chỉ áp trần nợ, thông qua dự luật giúp chính phủ hoạt động đến cuối năm

Hạ viện Mỹ đình chỉ áp trần nợ, thông qua dự luật giúp chính phủ hoạt động đến cuối năm

17:05 22/09/2021

Đảng Dân chủ tại Hạ viện thông qua dự luật tài trợ cho chính phủ hoạt động đến ngày 3/12 và đình chỉ áp trần nợ công cho đến cuối năm 2022.

Mặt trời mọc phía sau tòa nhà quốc hội Mỹ ngày 13/9. Ảnh: Reuters.
Mặt trời mọc phía sau tòa nhà quốc hội Mỹ ngày 13/9. Ảnh: Reuters.

Hạ viện Mỹ ngày 21/9 bỏ phiếu với tỷ lệ 220 – 211, với toàn bộ phiếu thuận đều của đảng Dân chủ, thông qua dự luật tài trợ cho chính phủ hoạt động đến ngày 3/12 và đình chỉ áp trần nợ công cho đến cuối năm 2022, chuyển lên Thượng viện xem xét.

Hiện chưa rõ Thượng viện sẽ hành động thế nào. Nếu phe Cộng hòa tại Thượng viện tiếp tục từ chối ủng hộ dự luật, đảng Dân chủ sẽ phải tìm chiến lược khác hoặc đối mặt nguy cơ kép gồm chính phủ đóng cửa một phần và Mỹ có thể vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer, đều thuộc đảng Dân chủ, ngày 20/9 thông báo họ sẽ kết hợp các biện pháp chi tiêu và trần nợ vào một dự luật. Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell tuyên bô sẽ chặn phương án tăng trần nợ công 28.400 tỷ USD hiện tại.

Ngày 21/9, McConnell tái khẳng định quan điểm. “Tôi muốn nhắc lại lần nữa: Mỹ không bao giờ được phép vỡ nợ. Chúng ta chưa từng vỡ nợ và sẽ không bao giờ vỡ nợ”, ông nói.

Sau khi Hạ viện bỏ phiếu, McConnel và thượng nghị sĩ Cộng hòa Richard Shelby nói họ đã đưa ra dự luật để tài trợ chính phủ hoạt động đến ngày 3/12 nhưng không tăng trần nợ.

Phe Cộng hòa nói đảng Dân chủ có thể nâng trần nợ thông qua phương án hòa hợp – quy trình đòi hỏi không có sự ủng hộ từ đảng Cộng hòa và toàn bộ thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ – để né quy định phải có 60/100 phiếu thuận tại Thượng viện. Đảng Dân chủ đến nay không muốn dùng biện pháp này, cho rằng nâng trần nợ nên là vấn đề lưỡng đảng.

Schumer, Pelosi sẽ gặp Tổng thống Joe Biden, đảng Dân chủ, tại Nhà Trắng vào chiều 22/9, theo một nguồn thạo tin.

Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Washington đối mặt 2 hạn chót gồm 30/9 để thông qua dự luật tài trợ, tránh chính phủ phải đóng cửa khi năm tài khóa mới bắt đầu ngày 1/10, và Bộ Tài chính Mỹ không còn khả năng đi vay vào khoảng giữa tháng 10, trừ khi trần nợ được nâng lên.

Trần nợ công hiện tại đã bị vượt, với tổng nợ công là 28.780 tỷ USD, đang được tài trợ tạm thời thông qua “các biện pháp bất thường” của Bộ Tài chính Mỹ, dự kiến hết hiệu lực vào tháng 10.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ