Goldman Sachs dự báo sản lượng quặng sắt sẽ thiếu hụt tới hết năm nay

Goldman Sachs dự báo sản lượng quặng sắt sẽ thiếu hụt tới hết năm nay

Trần Minh Đức

Trần Minh Đức

Junior Analyst

15:13 10/11/2023

Goldman Sachs cho biết thị trường quặng sắt đang đối mặt với tình trạng thâm hụt cho tới cuối năm do tồn kho thấp và sản lượng giảm.

Ngân hàng Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo gần đây rằng: “Thay vì thặng dư sản lượng, thị trường quặng sắt hiện đang rơi vào tình trạng thâm hụt”.

Các nhà phân tích nhận thấy rằng mức độ chi tiêu gần đây của Trung Quốc có thể là một dấu hiệu tích cực về tăng trưởng trong nước, do triển vọng ngành xây dựng khả quan hơn. Dẫn tới, nhu cầu quặng sắt cao hơn. Kim loại này chủ yếu được sử dụng để sản xuất thép, một vật liệu quan trọng trong các dự án xây dựng và kỹ thuật.

Vào cuối tháng 10, chính phủ Trung Quốc cho biết họ sẽ phát hành thêm trái phiếu chính phủ trị giá 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (139 tỷ USD) để hỗ trợ việc xây dựng lại các vùng bị thiên tai và tăng cường khả năng cứu trợ thiên tai của đất nước.

Mặc dù vậy, Goldman vẫn thận trọng khi đưa ra những tín hiệu lạc quan về nhu cầu thép từ lĩnh vực bất động sản của nước này. Cuộc khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc hiện đang là một trong những trở ngại lớn nhất trong nỗ lực đạt được sự phục hồi kinh tế bền vững.

Nguồn cung bị suy giảm, hàng tồn kho thấp

Các nguyên nhân khác dẫn đến thâm hụt bao gồm nguồn cung thấp hơn từ các nước sản xuất quặng sắt hàng đầu Australia và Brazil.

Goldman ước tính nguồn cung quặng sắt toàn cầu đã giảm từ 1.557 tỷ tấn xuống còn 1.536 tỷ tấn trong năm nay.

Báo cáo cho biết: “Đợt suy giảm sản lượng này này phản ánh sự kém hiệu quả trong việc đảm bảo nguồn cung ở cả Australia và Brazil trong quý 3. Ở Brazil, các nhà phân tích thị trường của chúng tôi cho rằng nguồn cung kém hiệu quả là do băng chuyền S11D của Vale gặp sự cố và sản lượng trở nên thấp hơn ở Hệ thống phía Nam” .

Hot Rolled vs Cold Rolled Steel | Metal Casting Blog

Vale sở hữu mỏ quặng sắt lớn nhất thế giới là Khu liên hợp khai thác Serra Norte. Chỉ vài tuần trước, gã khổng lồ khai thác mỏ Brazil đã báo cáo sản lượng quặng sắt trong quý 3 giảm gần 4% so với cùng kỳ năm ngoái do lỗi hệ thống băng tải.

Ngoài ra, Goldman còn nhận thấy rằng tồn kho quặng sắt thấp ở Trung Quốc, nước sản xuất lớn thứ ba thế giới, cũng góp phần vào sự thiếu hụt.

“Với rủi ro nhập kho lại các nhà máy trên đất liền trước Tết Nguyên đán và lượng hàng tồn kho trong chuỗi cung ứng thấp nhằm ngăn ngừa rủi ro gián đoạn nguồn cung, hàng hóa sẽ có khả năng tăng giá trong thời gian tới.”

"Sự thiếu hụt dự kiến sẽ đi ngược hoàn toàn so với dự báo trước đó của Goldman về việc thặng dư sản lượng, khi các nhà phân tích của ngân hàng này nâng dự báo giá quặng sắt của họ lên đến hơn 20%."

Goldman hiện kỳ vọng mức giá trung bình cả năm của quặng sắt loại 62% chuẩn sẽ tăng từ 101 USD/tấn lên 117 USD vào năm 2023. Vào năm 2024, các nhà phân tích đang kỳ vọng mức tăng 22% so với dự báo trước đó của họ là 90 USD/tấn lên 110 USD.

CNBC

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ