Giao hàng đậu tương Mỹ sang Trung Quốc trong xu hướng suy yếu

Giao hàng đậu tương Mỹ sang Trung Quốc trong xu hướng suy yếu

14:27 09/03/2022

Trong báo cáo Thanh tra xuất khẩu hàng tuần được phát hành từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) tính đến tuần kết thúc ngày 03/03/2022 ghi nhận giao hàng ngô và đậu tương tăng nhẹ so với tuần trước.

Giao hàng đậu tương có xu hướng suy yếu
Giao hàng đậu tương có xu hướng suy yếu

Trong khi khối lượng hàng lên tàu của lúa mì lại thấp hơn so với tuần trước. Luỹ kế khối lượng giao hàng từ đầu niên vụ của cả ba nhóm nông sản vẫn đang trong xu hướng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ vụ trước.

Giao hàng ngô sang Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh

Dữ liệu xuất khẩu ngô Mỹ niên vụ 2021/22 đạt 1.58 triệu tấn, tăng nhẹ 1.7% so với con số tuần trước. Các số liệu chính thức nằm trong mức cao của vùng dự kiến từ thị trường, từ 1,000 – 1,650 nghìn tấn. Tính lũy kế hàng lên tàu từ đầu vụ đạt 24.78 triệu tấn, thấp hơn 11.26% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức chênh lệch giữa luỹ kế ngô xuất khẩu từ đầu niên vụ 2021/22 so với con số của niên vụ 2020/21 đã có phần thu hẹp so với tuần vừa qua nhờ vào khối lượng đơn hàng lớn sang Trung Quốc trong tuần trước. Trung Quốc tiếp tục là điểm đến hàng đầu của ngô Mỹ như thường lệ trong tuần qua, tăng đến 61% so với tuần trước đó. Mexico là quốc gia có khối lượng giao hàng đứng vị trí số hai với mức tăng nhẹ 4.4% so với tuần trước đó. Trong khi đó, khối lượng hàng lên tàu ghi nhận đến Nhật Bản cho thấy sự sụt giảm mạnh (-55%) so với tuần trước đó, trở thành quốc gia có khối lượng giao hàng lớn thứ ba. Việc gia tăng nhập khẩu của quốc gia tiêu thụ hàng đầu, do Trung Quốc đang thúc đẩy thu mua dự trữ để giảm thiểu rủi ro về lương thực trước cuộc chiến Nga-Ukraine có thể giúp hỗ trợ cho giá.

Giao hàng đậu tương sang Trung Quốc tiếp tục suy yếu, giao hàng sang Indonesia tăng mạnh
Dữ liệu xuất khẩu đậu tương Mỹ niên vụ 2021/22 trong tuần kết thúc ngày 03/03 đạt 766,250 tấn, tăng 4% so với tuần trước đó. Số liệu giao hàng chính thức nằm trong mức thấp của khoảng dự báo từ thị trường, từ 400 – 1,475 nghìn tấn. Tuy nhiên, khối lượng đậu tương giao hàng trong tuần trước ghi nhận mức cao hơn cùng kỳ vụ trước đến 15%. Tính lũy kế hàng lên tàu từ đầu vụ 2021/22 ghi nhận đạt 41.38 triệu tấn, vẫn thấp hơn 22% so với cùng kỳ niên vụ trước. Các điểm đến giao hàng đậu tương hàng đầu của Mỹ trong tuần qua vẫn tiếp tục là Trung Quốc và Ai Cập, chiếm đến 54% tổng khối lượng giao hàng. Mức giao hàng sang Trung Quốc vẫn đang trong xu hướng giảm, với khối lượng giao hàng trong tuần qua giảm mạnh 45% và nằm ở mức thấp tính từ đầu niên vụ 2021/22. Tuy nhiên, do tồn kho đậu tương của Trung Quốc vẫn đang ở mức thấp kỷ lục, khối lượng đậu tương lên tàu đến Trung Quốc dự kiến sẽ có sự tăng trưởng trong tương lai, từ đó hỗ trợ cho giá đậu tương.

Giao hàng lúa mì Mỹ sang Nhật Bản tăng mạnh, suy yếu với Đài Loan
Hàng lên tàu lúa mì Mỹ ghi nhận trong tuần kết thúc ngày 03/03 ở mức 343 nghìn tấn, giảm đến hơn 20% so với tuần trước đó. Các số liệu công bố chính thức nằm trong mức thấp của khoảng dự báo từ thị trường, từ 300 – 500 nghìn tấn. Tích lũy hàng lên tàu từ đầu niên vụ ghi nhận đạt 15.85 triệu tấn, thấp hơn 15.1% so với cùng kỳ niên vụ trước. Xu hướng giao hàng giảm trong 4 tuần gần đây và có phần đi ngược so với cùng kỳ năm trước. Tuy khối lượng giao hàng tăng nhẹ 1.2% đối với Mexico, con số ghi nhận đối với Đài Loan và Columbia lại giảm mạnh, đặc biệt là Đài Loan với 0 đơn hàng được ghi nhận trong tuần vừa qua. Nhìn chung, trước diễn biến leo thang của cuộc chiến Nga-Ukraine và rủi ro về nguồn cung lúa mì, tiến triển xuất khẩu lúa mì của Mỹ dự kiến sẽ được hưởng lợi, từ đó sẽ giúp hỗ trợ cho giá lúa mì CBOT.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ:
Hotline: 0286 686 0068
Website: https://saigonfutures.com/
Fanpage: Saigon Futures Inc.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ