Giảm thuế xăng dầu tại Mỹ góp phần hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu

Giảm thuế xăng dầu tại Mỹ góp phần hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu

16:09 24/03/2022

Sau tuần diễn ra cuộc họp nâng lãi suất từ FED, giá dầu thô kỳ hạn quay trở về xu hướng tăng dựa trên mức thâm hụt cung-cầu ngày càng gia tăng, với các yếu tố cơ bản hầu hết hỗ trợ cho giá.

Giảm thuế xăng dầu tại Mỹ góp phần hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu
Giảm thuế xăng dầu tại Mỹ góp phần hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ dầu thô toàn cầu

Halliburton (HAL) và nhiều nhà thầu dịch vụ dầu khí quốc tế hàng đầu thông báo họ sẽ không thực hiện các hoạt động mới nào ở Nga để ủng hộ cho các lệnh trừng phạt xuất khẩu năng lượng từ Mỹ, để lại hậu quả tiêu cực cho sản lượng dầu thô trong dài hạn. Đồng thời, các yếu tố khác như diễn biến giảm thuế xăng dầu từ các quốc gia và mức tồn kho thấp kỷ lục từ khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cũng đã góp phần hỗ trợ cho sự phục hồi của giá dầu trong tuần này.

Chỉ số tồn kho trên nhu cầu tiêu thụ của khối OECD vẫn suy yếu không ngừng

Dữ liệu ước tính số ngày mà lượng hàng tồn kho hàng toàn có thể cung cấp được (tổng hàng tồn kho từ khối OECD chia cho mức tiêu thụ hàng ngày trong cùng kỳ) cho thấy giá dầu với sự thúc đẩy từ lạm phát tăng mạnh về cơ bản đã chưa phản ánh đầy đủ sự suy yếu của tồn kho so với tiêu thụ, cụ thể là đang ở mức thấp nhất trong 15 năm. Điều này có nghĩa là giá dầu thô xét về mặt dài hạn vẫn còn có thể được hỗ trợ tăng đáng kể, sau khi giá đã điều chỉnh trước rủi ro tăng lãi suất.

Các công ty dịch vụ dầu mỏ quốc tế giảm sự tham gia vào thị trường Nga

Ba trong số các công ty cung cấp dịch vụ mỏ dầu lớn nhất thế giới là Schlumberger, Halliburton và Baker Hughes đều đã công bố chính sách đình chỉ hoạt động và ngưng đầu tư khai thác tại Nga, có hiệu lực ngay lập tức, trong các bản tin hôm thứ Sáu và thứ Bảy tuần trước. Tuy các công ty dịch vụ dầu khí Mỹ chỉ chiếm 15% thị phần dịch vụ khai thác và chiết xuất dầu tại Nga, việc này có thể đóng vai trò là bước đầu tiên hướng tới việc dẫn dắt các công ty dịch vụ dầu khí nước ngoài rút tiền hoàn toàn khỏi nước này. Điều đó sẽ còn tùy thuộc vào mức độ tạo áp lực của các chính phủ và những cổ đông hướng đến đầu tư theo ESG lên các công ty.

Ngoài ra, tuy các đơn vị nội bộ của các nhà sản xuất hàng đầu như Rosneft PJSC, Lukoil PJSC và Surgutneftegas PJSC thực hiện hầu hết các công việc kỹ thuật trên các mỏ dầu của Nga, các mỏ quan trọng từ thời Liên Xô của đất nước đang cạn kiệt và hiếm có phát hiện sản lượng mới lớn. Các công ty dịch vụ nội địa đang dần chuyển sang dựa vào công nghệ từ các công ty dịch vụ quốc tế để có chuyên môn trong việc phục hồi sản lượng dầu và phát triển các loại trữ lượng của cả dầu thô truyền thống và dầu đá phiến, với sự phụ thuộc lên các công ty dịch vụ dầu khí hàng đầu Mỹ lên đến 52%. Với việc các công ty kỹ thuật dầu khí Mỹ dần rút ra khỏi thị trường Nga, gần như 100% các nguồn trữ lượng dầu của Nga trong vòng 10 năm tới được tin rằng sẽ khó có thể phục hồi. Điều này là do các công ty sẽ cần đòi hỏi phát triển các kỹ thuật được sử dụng trong các lĩnh vực khai thác đá phiến của Mỹ, đặc biệt là quá trình nứt vỡ thủy lực. Với mức thị phần công nghệ chiếm đến 52%, các công ty dịch vụ dầu khí Mỹ có thể tác động lên tối đa khoảng 4.68 triệu thùng / ngày của Nga.

Nhu cầu tiêu thụ tăng cao trước hành động giảm thuế nhiên liệu tại nhiều quốc gia

Về mặt nhu cầu tiêu thụ, lạm phát gia tăng đang là một thách thức lớn đối với các ngân hàng trung ương toàn cầu, trong bối cảnh các chính phủ đang tìm cách khuyến khích tăng trưởng kinh tế sau đại dịch. Điều này dẫn đến việc một số bang của Hoa Kỳ đã tạm thời lùi thuế xăng dầu và chính quyền Biden đang xem xét ủng hộ động thái này ở cấp liên bang. Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc, Ireland, Bồ Đào Nha, New Zealand, Úc và Brazil cũng đang có hành động tương tự, trong khi Việt Nam đã thông qua việc giảm thuế bảo vệ môi trường đối với các loại nhiên liệu bao gồm xăng.

Có thể thấy sau khi Mỹ chấm dứt nhập khẩu dầu của Nga, các nhà lập pháp ở ít nhất ba bang và hai thượng nghị sĩ Mỹ đã chỉ ra kế hoạch tạm dừng thuế xăng dầu nội địa. Một biện pháp đình chỉ thuế xăng dầu của tiểu bang trong 30 ngày đã được gửi tới bàn của Thống đốc Maryland Larry Hogan vào thứ Sáu, trong khi Thống đốc Georgia Brian Kemp đã ký một đạo luật tương tự vào thứ Sáu sẽ kéo dài đến cuối tháng Năm. Việc này có thể giảm giá xăng tiêu dùng tại Maryland 36 xu trên mỗi gallon, và 29.1 xu trên mỗi gallon tại Georgia. Ngoài ra còn có các nhà lập pháp ở California, nơi có mức thuế xăng dầu cao nhất trong cả nước ở mức 51 cent/gallon, đang đề xuất một khoản hoàn thuế xăng dầu 400 USD, bao gồm chi phí thuế xăng hiện tại trong cả năm cho hầu hết các tài xế. Các nhà lãnh đạo tiểu bang khác, bao gồm Thống đốc Gretchen Whitmer, cũng đã kêu gọi đình chỉ thuế xăng dầu, hiện ở mức 6% ở Michigan.

Trên thực tế, việc tăng giá đột biến của các loại năng lượng sẽ có tác động tiêu cực lên nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt là đối với các nhóm thu nhập dưới trung bình. Tuy nhiên, cắt giảm thuế xăng dầu để chống lại lạm phát hoặc bất kỳ sự gia tăng trợ cấp nào sẽ có tác dụng cản trở việc cán cân cung cầu được thị trường tự sửa chữa, từ đó sẽ thúc đẩy tiêu dùng đi xa hơn. Điều này làm vấn đề mất cân bằng cung-cầu trên thị trường dầu thô ngày càng trầm trọng trong tương lai dài hạn, từ đó hỗ trợ xu hướng tăng của giá dầu thô trong tương lai.


Bài phân tích được thực hiện bởi đội ngũ Phân tích CTCP Saigon Futures - TVKD xuất sắc của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam năm 2020. Mọi thắc mắc về thị trường và tư vấn đầu tư, Quý NĐT vui lòng liên hệ

Hotline: 0286 686 0068

Website: https://saigonfutures.com/

Fanpage: Saigon Futures Inc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ