Giá Vàng và xu hướng sau các cuộc bầu cử Tổng thống?

Giá Vàng và xu hướng sau các cuộc bầu cử Tổng thống?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

15:39 16/01/2025

Giá vàng luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt trong các giai đoạn biến động chính trị, đặc biệt là trong kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ. Việc so sánh ảnh hưởng từ các đảng cầm quyền đối với giá vàng qua từng thời kỳ cho thấy nhiều xu hướng thú vị và không kém phần bất ngờ.

Mối quan hệ lịch sử giữa các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và diễn biến giá vàng có thể còn kém rõ ràng hơn so với mối liên hệ giữa chứng khoán và USD.

Nhìn vào biểu đồ dưới đây, giá vàng đã tăng mạnh dưới thời cả các Tổng thống thuộc Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong suốt những năm 1970 cho đến năm 1982, sau đó giảm dần dưới thời cả hai đảng cho đến năm 2000.

Kim loại quý này sau đó bước vào một chu kỳ bullish dài hạn mới, kéo dài trong hai thập kỷ tiếp theo bất kể đảng nào nắm quyền Tổng thống:

Khi thu hẹp phạm vi thời gian xuống ngắn hơn, diễn biến giá vàng trong giai đoạn ngay sau một cuộc bầu cử Tổng thống cho thấy xu hướng hơi nghiêng về phía Đảng Dân chủ. Theo nghiên cứu của U.S. Money Reserve, các chiến thắng của Đảng Dân chủ đã dẫn đến mức tăng giá vàng trung bình 0.5% so với mức giảm trung bình 1.1% trong hai tuần sau bầu cử Tổng thống kể từ năm 1980.

Tác động này thậm chí còn rõ rệt hơn trong khoảng thời gian từ Ngày Bầu cử (Election Day) đến Ngày Nhậm chức (Inauguration Day). Các chiến thắng của Đảng Dân chủ trong bầu cử Tổng thống đã khiến giá vàng trung bình tăng 1.5%, trong khi chiến thắng của Đảng Cộng hòa dẫn đến mức giảm trung bình 5.5%. Nguyên nhân có thể xuất phát từ giả định rằng các Tổng thống Đảng Cộng hòa thường nhấn mạnh vào chính sách tài khóa thắt chặt và cắt giảm chi tiêu của chính phủ:

Phần lớn những tác động ngắn hạn này đến từ sự tăng mạnh của giá vàng ngay sau khi Barack Obama đắc cử và sự sụt giảm của giá vàng sau các cuộc bầu cử của Ronald Reagan.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan

Chính sách tăng thuế quan đối với Trung Quốc của Tổng thống Trump đã tạo ra hiệu ứng tích cực đến mức Goldman Sachs buộc phải rút lại các dự báo về suy thoái kinh tế trước đó. Tuyên bố này đã kích hoạt làn sóng mua vào mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán và gây áp lực đáng kể cho các nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế bán khống.
Thương chiến toàn cầu: Tác động nặng nề, nhưng vẫn chưa đủ để gây nên thảm họa?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thương chiến toàn cầu: Tác động nặng nề, nhưng vẫn chưa đủ để gây nên thảm họa?

Giữa lúc thị trường tài chính đang chao đảo, các biện pháp tăng thuế mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố đã khiến ngay cả những chuyên gia bi quan nhất cũng phải bất ngờ. Nếu tính cả chính sách gia hạn 90 ngày (áp dụng cho tất cả các nước, trừ Trung Quốc) và mức thuế mới với hàng hóa Trung Quốc tăng vọt lên 125%, thì tổng thể các chính sách này tương đương với việc tăng thêm 23 điểm phần trăm vào mức thuế suất trung bình thực tế của Mỹ — đẩy con số này lên 25%. Đây là mức thuế cao nhất trong hơn một thế kỷ, kể từ năm 1909.
Tăng 200 USD trong 48 giờ: Hợp đồng tương lai vàng đang báo hiệu điều gì?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tăng 200 USD trong 48 giờ: Hợp đồng tương lai vàng đang báo hiệu điều gì?

Bắc Kinh đang triển khai chiến lược đối phó và phản ứng trước các biện pháp thuế quan mà Washington áp đặt gần đây. Hợp đồng tương lai vàng đã ghi nhận mức tăng gần 200 USD trong hai phiên giao dịch liên tiếp, với mức tăng 101.50 USD trong phiên trước và tiếp tục tăng thêm 94.40 USD trong phiên hôm nay. Hiện tại, hợp đồng vàng kỳ hạn tháng 6 đã thiết lập mức đỉnh lịch sử mới (3,195 USD) và mức giá đóng cửa kỷ lục 3,194.40 USD.