Giá vàng hôm nay ngày 26/04: Lạc quan ngay đầu tuần, vàng sẽ sớm phá mốc $1,800/oz?

Giá vàng hôm nay ngày 26/04: Lạc quan ngay đầu tuần, vàng sẽ sớm phá mốc $1,800/oz?

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

08:35 26/04/2021

Vàng tăng nhẹ trong buổi sáng ngày hôm nay, đảo chiều phục hồi sau khi chạm đường MA 50 giờ tại mức $1,770 vào thứ sáu tuần trước.

Giá vàng sẽ còn tiếp tục bay cao?
Giá vàng sẽ còn tiếp tục bay cao?

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 09:00 sáng ngày 26/04:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,532,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,552,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,518,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,552,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Giá vàng mở cửa phiên giao dịch đầu tuần tăng nhẹ lên giao dịch quanh mốc $1,780/oz khi đồng USD tiếp tục bị bán tháo. Không có diễn biến nào đáng chú ý vào thời điểm hiện tại nhưng có vẻ như sự sụp đổ của quan điểm nước Mỹ tăng trưởng vượt trội và lợi suất mất đi động lượng tăng giá sẽ còn tiếp tục hỗ trợ kim loại quý trong thời gian tới. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng là các quỹ ETF vàng tiếp tục không ủng hộ quan điểm bullish khi liên tục bán ra tới 7.63 triệu ounces kể từ đầu năm đến nay. Fed sẽ có cuộc họp vào đêm thứ tư tuần này, một sự tái khẳng định quan điểm dovish của Powell có thể sẽ tiếp tục khiến đồng dollar chìm sâu trong vũng bùn cũng như nếu báo cáo thu nhập của các doanh nghiệp "megacap" tại Mỹ tăng mạnh mẽ, vàng cũng sẽ gián tiếp hưởng lợi nhờ sự suy yếu của USD. 

Tính đến 09:00 sáng ngày 26/04, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,781/oz

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 12.4.2021

Ngày 12/4, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 13,680 - 19,280 VND/lít tại vùng 1, từ 13,950 - 19,660 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 12,820 VND/lít và vùng 2 là 13,070 VND/lít

Giá dầu thế giới:

Dầu thô tăng nhẹ trong buổi sáng hôm nay, một phần nhờ sự suy yếu kéo dài của đồng USD. Cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch và có một số dấu hiệu tích cực từ châu Âu, nhưng thị trường năng lượng đang đối mặt với sóng gió từ sự bùng phát virus ở Ấn Độ. Điều đó có thể gây ra cản trở cho liên minh OPEC +, vốn đã đồng ý bắt đầu bổ sung thêm nguồn cung từ tháng 5. Các dấu hiệu căng thẳng đối với các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang bắt đầu xuất hiện. Mangalore Refinery & Petrochemicals Ltd. đã cắt giảm tỷ lệ xử lý, trong khi Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ cho đến nay vẫn không đưa ra một cuộc đấu thầu được dự kiến trước đó để mua dầu thô Tây Phi. Trong tuần này, các nhà đầu tư sẽ hướng sự chú ý vào cuộc họp của OPEC+ hôm thứ tư và sản lượng dầu tiềm năng từ Iran nếu quốc gia này đạt được thỏa thuận hạt nhân với Mỹ cũng là một vấn đề cần theo dõi.

  • Tính đến 09:00 sáng ngày 26/04, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $62.12/thùng, tăng 0.02%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất giảm 0.09% lên mức 66.04$/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Kết thúc tuần trước, VN-Index tăng 0.79% đạt mức 1,248.53 điểm; HNX-Index đóng cửa tuần giảm 3.23% xuống 283.63 điểm. Thanh khoản trung bình trên cả hai sàn biến động giảm trong tuần qua. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HOSE đạt hơn 747 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 14.51% so với tuần giao dịch trước. Sàn HNX đạt trung bình hơn 153 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 18.62%.

 Chứng khoán châu Á diễn biến tích cực ngay phiên đầu tuần khi các nhà đầu tư chờ đợi manh mối về sự phục hồi kinh tế trong một tuần báo cáo thu nhập từ những doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ và cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ tăng nhẹ sau khi các chỉ số tại nước này đều đóng cửa trong sắc xanh vào thứ sáu tuần trước. Doanh số bán nhà mới của Mỹ trong tháng 3 tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2006, trong khi dữ liệu PMI cũng rất lạc quan. Trọng tâm tuần này sẽ chuyển sang cuộc họp của Fed, với các nhà hoạch định chính sách dự kiến sẽ tái khẳng định cam kết không vội vàng rút các biện pháp hỗ trợ ngay cả khi nền kinh tế Mỹ phục hồi. Một loạt báo cáo thu nhập từ các công ty có vốn hóa khổng lồ bao gồm Tesla, Facebook và Apple sẽ được công bố và nếu lợi nhuận cho thấy sự nhảy vọt, thị trường chắc chắn sẽ tiếp tục duy trì tâm lý risk on.

Dow Jones: 34,043.50 (tăng 0.67%)

S&P 500: 4,180.18 (tăng 1.09%)

Nasdaq: 14,016.81 (tăng 1.44%)

DAX: 15,279.620 (giảm 0.27%)

Stoxx 50: 4,013.3 (giảm 0.04%)

NIKKEI 225: 29,071.57 (tăng 0.18%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 26/04):

Ngay phiên giao dịch đầu tuần, đồng USD đã kéo dài đà suy yếu, đẩy chỉ số DXY xuống 90.74 trong bối cảnh tâm lý lạc quan tràn đầy thị trường. Các chỉ số chứng khoán và hợp đồng tương lai cổ phiếu toàn cầu đều tăng điểm trước thềm cuộc họp của Fed và một loạt báo cáo thu nhập của các công ty công nghệ hàng đầu nước Mỹ, phần nào tạo áp lực lên đồng dollar. EUR/USD đã bứt phá thành công mức 1.21, mở ra con đường tiến đến 1.22 và xa hơn nữa là đỉnh tháng 1 tại 1.234. Quan điểm rằng châu Âu sẽ sớm bắt kịp Mỹ cả trên phương diện vắc-xin lẫn phục hồi kinh tế đang ngày càng được thị trường ưa chuộng mặc dù tình hình Covid-19 tại lục địa già vẫn còn rất phức tạp cũng như các biện pháp phong tỏa chưa được dỡ bỏ, điều này đang hỗ trợ đồng tiền chung sau quý đầu đầy "tăm tối". Các đồng tiền khác trong nhóm G7 cũng đều tăng giá so với USD, dẫn đầu bởi AUD nhờ tâm lý risk on trên diện rộng, tăng 0.3%. Những đồng còn lại có mức tăng trung bình khoảng 0.1% - 0.15%.   

USD/VND:  22,980.00 - 23,160.00 (tăng 5 đồng)

EUR/VND: 27,339.47 - 28,480.05 (tăng 204 đồng)

GBP/VND: 31,529.39 - 32,517.87 (tăng 110 đồng)

JPY/VND:  209.53 - 218.27 (tăng 0.21 đồng)

CHF/VND: 24,873.34 -  25,653.14 (tăng 110 đồng)

AUD/VND: 17,611.69 - 18,163.83 (tăng 122 đồng)

CAD/VND: 18,227.27 - 18,798.72 (tăng 62 đồng)

Tổng hợp

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ