Giá vàng hôm nay ngày 25/1:  Thận trọng trước cuộc họp của Fed

Giá vàng hôm nay ngày 25/1: Thận trọng trước cuộc họp của Fed

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:41 25/01/2021

Giá vàng mở cửa phiên giao dịch đầu tuần với không nhiều biến động do nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng trước cuộc họp vào đêm thứ tư của Fed.

Giá vàng trong nước:

Theo Eximbank, tính đến 08:30 sáng ngày 25/1:

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 2 ký tự chữ và 1-2-5 chỉ):

  • Mua vào: 5,600,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,635,000 VND/chỉ.

Giá vàng miếng SJC 99.99 (loại 10 chỉ series 1 ký tự chữ):

  • Mua vào: 5,586,000 VND/chỉ.
  • Bán ra: 5,635,000 VND/chỉ.

Giá vàng thế giới:

Vàng sụt giảm lên tục trong hầu hết ngày thứ 6 tuần trước và chỉ hồi phục phần nào khi phiên Mỹ bắt đầu. Sự lo lắng về Covid-19 đã thúc đẩy Dollar bật tăng sau khi nước Anh cho biết chủng mới của virus có thể nguy hiểm hơn chủng cũ. Mặc dù lợi suất trái phiếu chính phủ giảm nhẹ trong sáng nay nhưng giá vàng cũng không thể tăng lên, thậm chí còn suy yếu đôi chút. Hiện tại các nhà đầu tư sẽ chuyển sự tập trung vào cuộc họp chính sách của Fed trong tuần này và nhiều người hy vọng ông Powell sẽ tái khẳng định lập trường chưa cắt giảm quy mô QE. Tình hinh Covid-19 vẫn sẽ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá vàng tuy nhiên không rõ tác động của việc kìm hãm thành công virus lên giá vàng sẽ ra sao, vì một mặt tâm lý risk-on trở lại sẽ khiến đồng USD suy yếu, hỗ trợ vàng nhưng cũng thúc đẩy nền kinh tế Mỹ hồi phục, làm tăng giá USD và khiến vàng trượt dốc. 

Tính đến 08:30 sáng ngày 22/1, giá vàng thế giới giao ngay đang được giao dịch quanh mốc $1,853/oz.

Giá xăng dầu trong nước:

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15:00 ngày 11/1

Ngày 11/1, giá xăng trong nước được Petrolimex niêm yết dao động ở mức từ 12,270 - 17,870 VND/lít tại vùng 1, từ 12,510 - 18,220 VND/lít tại vùng 2. Bên cạnh giá xăng, giá dầu hỏa vùng 1 là 11,550 VND/lít và vùng 2 là 11,780 VND/lít.

Giá dầu thế giới:

Giá dầu thế giới ít thay đổi trong sáng nay sau khi Iraq cho biết nước này có kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu trong tháng 1 và tháng 2 để bù đắp cho việc vượt quá hạn ngạch OPEC + đề ra vào năm ngoái. Nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC sẽ khai thác khoảng 3.6 triệu thùng mỗi ngày trong hai tháng, theo Ali Nizar, phó giám đốc SOMO. Đó sẽ là mức thấp nhất kể từ năm 2015 và thấp hơn mức 3.85 triệu thùng vào tháng 12, theo dữ liệu của Bloomberg. Quá trình triển khai vắc-xin sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ dầu và trong tuần này, các nhà đầu tư cũng cần theo dõi sát sao cuộc họp chính sách của Fed.

  • Tính đến 08:30 sáng ngày 25/1, giá dầu thô WTI Futures giao tháng gần nhất giao dịch tại $52.19/thùng, giảm 0.15%.
  • Trong khi đó, giá dầu Brent Futures giao tháng gần nhất giảm 0.24% xuống mức $55.12/thùng.

Chứng khoán trong nước và quốc tế:

Trong tuần trước, thị trường chứng khoán trong nước đã phải đối mặt với phiên bán tháo mạnh mẽ tới 70 điểm vào thứ ba khi áp lực chốt lời xuất hiện. Đà bán tháo tiếp tục kéo dài sang phiên giao dịch sáng thứ tư trước khi đảo chiều tăng trở lại đến cuối tuần. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đã sụt giảm mạnh và nằm dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất, qua đó chứng tỏ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư. Trong tuần này, thị trường có thể sẽ tiếp tục rung lắc và kháng cự 1,200 vẫn sẽ là thử thách cần phá vỡ nếu VN Index muốn tiếp tục đà tăng.

VN Index: 1,166.78 (tăng 0.22%)

Hầu hết thị trường chứng khoán châu Á và hợp đồng tương lai chứng khoán Hoa Kỳ đều tăng cao hơn vào thứ Hai khi các nhà đầu tư hướng tới cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này cũng như cân nhắc về triển vọng kích thích trong bối cảnh đại dịch đang tồi tệ hơn. Các nhà đầu tư đang hy vọng Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ cung cấp sự đảm bảo sau cuộc họp chính sách hôm thứ Tư rằng 120 tỷ USD mua trái phiếu hàng tháng sẽ không sớm bị thu hẹp. Quá trình phân phối vắc-xin là chìa khóa để thoát khỏi đại dịch Covid-19 nhưng sự thiếu hụt về nguồn cung đang ngày càng gia tăng.

Dow Jones: 30,996.99 (giảm 0.57%)

S&P 500: 3,841.48 (giảm 0.3%)

Nasdaq: 13,543.1 (tăng 0.09%)

DAX: 13,873.970 (giảm 0.24%)

Stoxx 50: 3,602.4 (giảm 0.44%)

NIKKEI 225: 28,734.80 (tăng 0.36%)

Ngoại tệ (tham khảo tỷ giá VCB cập nhật lúc 08:30 sáng ngày 25/1):

Chỉ số DXY gần như không đổi trong phiên giao dịch đầu tuần khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc họp chính sách của Fed. Đồng GBP vẫn nhích nhẹ lên 1.3687 bất chấp việc ông Boris Johnson cho biết sẽ không thể sớm dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa khi có dấu hiệu cho thấy chủng Covid-19 mới tại nước này không chỉ lây lan nhanh hơn như báo cáo trước đây mà còn nguy hiểm hơn. Các đồng tiền beta cao là những đồng mạnh nhất trong nhóm G7 vào sáng nay nhờ sự hồi phục của thị trường chứng khoán. NZD/USD tăng 0.27% lên 0.71983, AUD/USD cũng tăng 0.2% lên 0.77255. Các đồng tiền như JPY và CHF ít thay đổi.

USD/VND: 22,985.00 - 23,165.00 (không đổi)

EUR/VND: 27,493.70 - 28,640.71 (giảm 21 đồng)

GBP/VND: 31,081.97 - 32,056.41 (giảm 118 đồng)

JPY/VND:  218.76 - 226.84 (tăng 0.69 đồng)

CHF/VND: 25,659.83 - 26,464.28 (giảm 168 đồng)

AUD/VND: 17,537.56 - 18,194.39 (giảm 107 đồng)

CAD/VND: 17,866.63 - 18,426.76 (giảm 111 đồng)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc giữa làn sóng lo ngại suy thoái kinh tế do căng thẳng thương mại leo thang

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán Trung Quốc và lợi suất TPCP sụt giảm xuống gần mức thấp kỷ lục khi giới đầu tư chuẩn bị đối mặt với hậu quả từ cuộc xung đột thương mại ngày càng trầm trọng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% đối với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ chính thức có hiệu lực từ hôm nay

Mức thuế cơ bản 10% của Tổng thống Donald Trump áp dụng đối với các đối tác thương mại của Mỹ trên toàn thế giới đã chính thức có hiệu lực vào thứ Bảy, khi ông tiếp tục triển khai chiến lược khuyến khích đầu tư trong nước bằng cách tạo động lực cho các công ty muốn tránh thuế nhập khẩu.
Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Châu Á lao đao trước chính sách thuế quan Mỹ: Ngân hàng Trung ương các nước tăng cường hạ lãi suất để cứu lấy nền kinh tế

Châu Á đang gánh chịu phần lớn tác động từ đợt áp thuế mới của Mỹ, điều này được dự báo sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế khu vực thông qua việc làm suy yếu hoạt động đầu tư kinh doanh và niềm tin thị trường – từ đó tạo áp lực buộc các ngân hàng trung ương phải đẩy mạnh cắt giảm lãi suất.
Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đòn thuế quan của Trump làm rung chuyển thị trường: Chứng khoán lao dốc, lợi suất trái phiếu tăng mạnh

Chiến dịch áp thuế mà Donald Trump coi là chìa khóa cho sự thịnh vượng dài hạn của nước Mỹ đã ngay lập tức khuấy đảo thị trường tài chính tối thứ Tư, đẩy chứng khoán lao dốc, sau chuỗi ngày tăng điểm nhờ hy vọng chính sách này sẽ 'mềm mỏng' hơn.
Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Ông Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng không chừa một quốc gia nào, khu vực Châu Á và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề

Tổng thống Donald Trump vừa 'tung đòn' phản bác vào hệ thống thương mại toàn cầu mà ông từ lâu cho là bất công—một loạt thuế quan đánh thẳng vào các đối tác thương mại của Mỹ trên khắp thế giới, đẩy châu Á và châu Âu vào thế khó hơn bao giờ hết.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ