Giá dầu trượt dốc do thị trường lo ngại về dữ liệu Trung Quốc và dự báo IMF

Giá dầu trượt dốc do thị trường lo ngại về dữ liệu Trung Quốc và dự báo IMF

14:30 03/01/2023

Giá dầu giảm vào thứ Ba từ mức cao nhất trong một tháng sau khi dữ liệu kinh tế Trung Quốc làm suy giảm tâm lý thị trường và người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo về một năm 2023 với nhiều khó khăn

HĐTL dầu Brent đã giảm 25 cent, tương đương 0.29%, xuống 85.66 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI ở mức 80.06 USD/thùng, giảm 20 cent, tương đương 0.25%.

Dữ liệu Trung Quốc suy yếu, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới và là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai, đã ảnh hưởng đến giá dầu. Chỉ số PMI Caixin/Markit tháng 12 giảm xuống 49.0 so với con số 49.4 trong tháng 11. Chỉ số này đã ở dưới mức 50, cho thấy sự suy giảm trong 5 tháng liên tiếp.

Tuy nhiên, các hoạt động bình thường đã trở lại vào thứ Hai khi một số người dân ở các thành phố lớn bất chấp cái lạnh và sự gia tăng các ca nhiễm COVID-19, làm tăng triển vọng tích cực về nền kinh tế và nhu cầu dầu sau đại dịch.

"Thị trường không thể kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi nhanh chóng sau ba năm kiểm soát đại dịch, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tiết kiệm xã hội và số ca nhiễm hoặc tử vong tăng cao trong những tháng gần đây," nhà phân tích Leon Li từ CMC Markets cho biết.

Điều này xảy ra sau chính phủ Trung Quốc công bố hạn ngạch xuất khẩu sản phẩm dầu đầu tiên cho năm 2023 cao hơn dự kiến. Một số trader cho rằng điều này là do kỳ vọng về nhu cầu trong nước giảm khi Trung Quốc phải tiếp tục đối mặt với làn sóng COVID-19.

Hơn nữa, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva hôm Chủ nhật cho biết Mỹ, Châu Âu và Trung Quốc - những động lực chính hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu - đều đang đồng thời chậm lại, khiến năm 2023 khó khăn hơn so với năm 2022.

Giá dầu cao hơn 2% vào thứ Sáu, với dầu Brent và WTI kết thúc năm 2022 lần lượt tăng 10.5% và 6.7% so với một năm trước.

Các nhà phân tích của Societe Generale cho biết vào ngày 3/1 rằng lưu lượng hàng hóa đã tăng đáng kể 12.3 tỷ USD trong tuần kết thúc vào ngày 27/12, con số theo tuần lớn nhất vào năm 2022.

Các nhà phân tích cho biết: “Hàng hóa có lưu lượng lớn nhất là dầu Brent, với mức tăng 3.4 tỷ USD khi Nga phản ứng đối với việc EU và G7 áp trần giá dầu xuất khẩu của nước này sang các bên thứ ba”.

Tổng thống Vladimir Putin đã cấm xuất khẩu dầu và các sản phẩm dầu từ ngày 1/2 trong vòng 5 tháng đối với những quốc gia tuân thủ mức áp trần giá. Sắc lệnh cũng bao gồm một điều khoản cho phép ông bác bỏ lệnh cấm trong những trường hợp đặc biệt.

Dầu thô của Nga đã được chuyển hướng từ châu Âu sang Ấn Độ và Trung Quốc. Các trader cho biết Moscow có kế hoạch tăng xuất khẩu dầu diesel từ cảng biển Baltic của Primorsk lên 1.81 triệu tấn trong tháng 1, nhưng xuất khẩu từ Tuapse dự kiến sẽ giảm xuống 1.333 triệu tấn.

Trong những tháng tới, nhà phân tích năng lượng hàng đầu tại Ngân hàng DBS Suvro Sarkar dự đoán những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy giá dầu.

Ông nói: “USD suy yếu sẽ hỗ trợ giá dầu, với các yếu tố ngắn hạn bao gồm dữ liệu cập nhật hàng tồn kho và nguồn cung của Nga”.

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ