Fitch Solutions: Giá than sẽ đạt đỉnh trong quý III và giảm trong quý IV

Fitch Solutions: Giá than sẽ đạt đỉnh trong quý III và giảm trong quý IV

10:35 28/08/2021

Fitch Solutions cho rằng giá than sẽ đạt đỉnh trong quý III.

Fitch Solutions dự báo giá than sẽ giảm từ quý IV.
Fitch Solutions dự báo giá than sẽ giảm từ quý IV.

Giá than tương lai đạt gần 150 USD/tấn vào tuần trước, mức cao nhất trong 10 năm qua khi nắng nóng diễn ra tại các tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và Quảng Đông của Trung Quốc. Giá than ngày 23/8 ở mức 146,2 USD/tấn, tăng khoảng 80% so từ đầu năm tới nay. Kể từ tháng 5, giá mặt hàng này tăng 40%.

Thời tiết cực đoan khiến lượng điện tiêu thụ tăng chưa từng có tại các khu công nghiệp trong khi nguồn cung điện hạn chế. Hạn hán ở Trung Quốc tác động tiêu cực đến hoạt động của nhà máy thủy điện ở tỉnh Vân Nam và ảnh hưởng đến sản lượng điện.

Với những diễn biến trên, Fitch Solutions Country Risk and Industrial Research (FSCRIR) thuộc Fitch Solutions (Mỹ) cho rằng giá than sẽ đạt đỉnh trong quý III. Sau đó, nguồn cung sẽ khôi phục vì Trung Quốc giải phóng kho than dự trữ nhà nước. Giá mặt hàng này cao cũng sẽ khuyến khích khai thác than, làm tăng nguồn cung. Từ đó, giá có thể giảm dần từ quý IV.

Những lý do khiến giá than sẽ hạ nhiệt

FSCRIR nhận định tình trạng khan hiếm than sẽ giảm nhiệt và kéo theo giá than đi xuống trong những tháng tới vì 3 lý do.

Thứ nhất, nắng nóng ở Trung Quốc sẽ giảm, mức sử dụng điện đi xuống và giá than sẽ đi xuống.

Thứ hai, chính phủ Trung Quốc sẽ giải phóng 10 triệu tấn than từ kho dự trữ chiến lược. Động thái này sẽ tác động đến giá than.

Thứ ba, giá than tăng sẽ giúp thúc đẩy sản xuất toàn cầu vốn đứt gãy trong Covid-19 hồi năm ngoái và nhờ đó, nguồn cung hồi phục.

FSCRIR cho rằng giá than sẽ giảm trong dài hạn vì các chính sách về môi trường, đặc biệt là tại Trung Quốc - quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nhu cầu mặt hàng này. FSCRIR dự đoán giá than trung bình trong thập kỷ này là 60,1 USD/tấn so với mức 85 USD/tấn trong năm nay.

Nhiều nhà phân tích cho rằng, giá than sẽ đi xuống vì xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh thay than.

Xu hướng sử dụng năng lượng thay thế than

Theo Statista, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, đứng đầu trong danh sách các nước tiêu thụ than lớn nhất thế giới năm 2020. Lượng than tiêu thụ tại Trung Quốc chiếm 54,3% lượng than trên toàn cầu trong khi Ấn Độ chiếm 11,6%. Hai nước này cũng dùng nhiều than để tạo ra điện. Mặt hàng này được sử dụng để tạo ra 63% sản lượng điện tại Trung Quốc và 72% sản lượng điện tại Ấn Độ.

Tuy nhiên, tại nhiều quốc gia khác, than được thay thế bằng nguồn khác.

Tại Mỹ - quốc gia sản xuất điện lớn thứ 2 thế giới sau Trung Quốc, khí đốt tự nhiên được dùng để thay thế cho than. Than tạo ra 20% điện năng của Mỹ trong năm 2020 so với 43% năm 2010. Trong khi khí đốt tự nhiên dùng để tạo ra điện năm 2010 là 24% và tăng thành 40% trong năm 2020.

Ở Anh, than đá chỉ được sử dụng như nguồn dự phòng. Còn Nhật Bản, Hàn Quốc đang mở rộng nguồn khí đốt tự nhiên, năng lượng tái tạo trong nỗ lực giảm thiểu tác động của carbon tới môi trường trong sản xuất điện năng. Ngay cả Trung Quốc cũng đang nỗ lực giảm sử dụng than bằng cách tăng công suất sử dụng năng lượng mặt trời và gió.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhu cầu lưu trữ dầu tại Mỹ tăng vọt giữa lo ngại nguồn cung OPEC+

Nhu cầu lưu trữ dầu thô tại Mỹ tăng mạnh lên mức tương đương thời kỳ đại dịch, khi giới giao dịch lo ngại về đợt tăng nguồn cung mới từ OPEC+. Giá dầu giảm sâu đã khuyến khích tích trữ, trong khi các yêu cầu lưu trữ kéo dài tới tận tháng 1 năm sau cho thấy tâm lý thị trường tiêu cực vẫn chiếm ưu thế.
Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Giá dầu giảm do tồn kho Mỹ tăng và căng thẳng Mỹ-Iran leo thang

Giá dầu giảm nhẹ sau khi tồn kho dầu thô và nhiên liệu của Mỹ bất ngờ tăng, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu. Nhà đầu tư giữ tâm lý thận trọng giữa lúc Mỹ và Iran chuẩn bị bước vào vòng đàm phán hạt nhân mới, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Triển vọng giá dầu vẫn chịu nhiều áp lực từ các yếu tố địa chính trị và cung-cầu.
Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nhu cầu vàng của Trung Quốc trở lại mạnh mẽ

Vàng một lần nữa nhận được sự hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư Trung Quốc, và nhu cầu từ đại lục đang giúp đẩy kim loại quý tiến gần hơn đến mức đỉnh lịch sử của tháng trước khi tất cả các cấp của hệ thống Trung Quốc dường như đang kỳ vọng vào kim loại quý này trong dài hạn.
Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng tăng giá mạnh do căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông

HĐTL vàng kéo dài chuỗi tăng sang ngày thứ ba liên tiếp khi nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông có khả năng leo thang. Hợp đồng tháng 6 năm 2025 giao dịch sôi động nhất tăng 34.50 USD, tương đương 1.05%, đóng cửa ở mức 3,319.10 USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ