Fed không sợ lạm phát, giảm phát mới là thứ Powell lo ngại

Fed không sợ lạm phát, giảm phát mới là thứ Powell lo ngại

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

14:21 15/04/2021

Nhận xét của Jerome Powell trong phiên điều trần trước Thượng viện gần đây đã gây sự chú ý đáng kể. Các phản hồi, diễn giải và phân tích của các những người theo dõi là rất nhiều và đa dạng. Thật không may, ít ai hiểu thêm được điều gì khác ngoài những thứ họ nghĩ rằng mình đã biết trước buổi tuyên thệ của Powell.

Điều mà Fed lo sợ nhất chính là giảm phát
Điều mà Fed lo sợ nhất chính là giảm phát

Fed nhận thức rõ vấn đề. Nó có tính chất hệ thống và vượt xa sự thẩm định doanh nghiệp, thanh khoản của ngân hàng và sự an toàn của các nhà môi giới.

Hầu hết những người khác (ngoại trừ Janet Yellen, Ben Bernanke và Alan Greenspan) nghĩ rằng họ hiểu vấn đề, nhưng sự hiểu biết hạn chế của họ không thể hiểu được các hành vi của Chủ tịch Fed.

Chủ tịch Powell và “những người bên trong” của ông rất muốn thị trường tập trung vào vấn đề lạm phát. Bằng cách nói về lạm phát, họ hy vọng rằng có thể nó sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế và ngăn chặn sự sụp đổ sắp tới.

Công thức của Fed chưa bao giờ thay đổi. Trong hơn một trăm năm, họ đã "nướng" một thứ bánh lạm phát khiến người ta phát ngán. Rõ ràng rằng "miếng bánh" cũ sẽ không bao giờ ngon bằng "miếng bánh" lúc mới ra lò, và "miếng bánh" lúc này đã trở nên rất cũ, hôi hám và vỡ vụn.

Mục đích của Cục dự trữ liên bang

Cục Dự trữ Liên bang và tất cả các ngân hàng trung ương khác, kết hợp với các chính phủ tương ứng, thổi phồng và phá hủy tiền tệ của chính họ một cách có chủ ý. Đó là một kế hoạch có mục đích và mục đích thực sự cho phép các ngân hàng làm những gì họ làm tốt nhất - cho vay tiền.

Cục Dự trữ Liên bang được thành lập với mục đích xây dựng một hệ thống tài chính cho phép các ngân hàng tạo ra và cho vay tiền vĩnh viễn.

Fed tạo ra tiền và các ngân hàng cho vay. Ngay cả các ngân hàng bán lẻ cũng tạo ra lạm phát bằng cách cho vay khách hàng của họ thông qua ngân hàng dự trữ phân đoạn (fractional reserve banking). Cục Dự trữ Liên bang cũng đảm bảo rằng chính phủ Hoa Kỳ có tất cả số tiền mà họ muốn chi tiêu.

Lạm phát là gì và không phải là gì

LẠM PHÁT là sự suy giảm sức mua của tiền pháp định. Hành động mở rộng cung tiền và tín dụng sẽ gây ra lạm phát.

Việc phá giá tiền dẫn đến giảm sức mua của tiền tệ, điều này thể hiện dưới dạng giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cao hơn theo thời gian. Ngoài ra, các quyết định liên quan đến kế hoạch tài chính, mở rộng vốn, v.v., trở nên sai lệch. Những tác động của lạm phát là không thể đoán trước.

Lạm phát không phải là một sự kiện tự phát mà chỉ xảy ra trong những điều kiện nhất định. Lạm phát là hành động có ý thức và cố ý phá giá tiền pháp định của những người chịu trách nhiệm, cho dù đó là ngân hàng trung ương hay chính phủ.

Trước  khi xuất hiện tiền kỹ thuật số, thậm chí trước tiền giấy, lạm phát đã là một vấn đề nan giải…

“Các vị vua cầm quyền ban đầu sẽ "cắt" những phần nhỏ của số tiền họ tích lũy được thông qua thuế và các khoản thu khác từ thần dân của họ.

Các mảnh cắt được nấu chảy và chế tạo thành tiền xu mới. Tất cả các đồng tiền sau đó được quay trở lại lưu thông. Và tất cả đều được giả định là có giá trị như nhau. Khi quá trình này phát triển, và ngày càng có nhiều đồng xu cắt nhỏ được lưu hành, mọi người trở nên nghi ngờ và lo lắng hơn. Do đó, các cường quốc cầm quyền bắt đầu thay đổi/giảm hàm lượng kim loại quý của tiền xu. Điều này làm giảm chi phí để chế tạo và phát hành tiền xu mới. Không cần phải chia nhỏ các đồng tiền nữa. 

Fed lo sợ giảm phát

Giảm phát ngược lại với lạm phát. Giảm phát là sự co lại của nguồn cung tiền và tín dụng.

Tác động của giảm phát dẫn đến lượng dollar trong lưu thông ít hơn và sức mua tăng lên.

Ảnh hưởng quá lớn của giảm phát sẽ là một cuộc suy thoái kinh tế thảm khốc, chẳng hạn như những gì đã xảy ra vào năm 1930.

Giảm phát là nỗi sợ hãi lớn nhất của Fed. Đó cũng là kết quả cuối cùng không thể tránh khỏi của lạm phát quá nhiều. Suy thoái sẽ không tốt cho các ngân hàng và hoạt động cho vay.

Vấn đề là thị trường trái phiếu đang cho chúng ta biết rằng một sự sụp đổ tín dụng, giảm phát và suy thoái kinh tế đang đến gần. Fed biết điều này và không thể làm bất cứ điều gì để thay đổi nó. Đó chính là lý do tại sao họ muốn bạn nhìn theo cách khác.

Kelsey Williams, Gold Eagle

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ