Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro từ lợi suất tăng cao

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro từ lợi suất tăng cao

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

01:23 02/11/2023

Fed đã giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất trong 22 năm trong cuộc họp thứ hai liên tiếp, đồng thời cho biết đà tăng gần đây của lợi suất trái phiếu có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và lạm phát.

FOMC cho biết trong tuyên bố sau cuộc họp: “Điều kiện tài chính và tín dụng thắt chặt hơn với các hộ gia đình và doanh nghiệp có khả năng gây áp lực lên hoạt động kinh tế, tuyển dụng và lạm phát,” nói thêm từ “tài chính” thay vì chỉ riêng “tín dụng.”

Fed cho biết “quy mô của các ảnh hưởng này khó nắm bắt”, đồng thời nhắc lại rằng cơ quan này “vẫn hết sức chú ý đến rủi ro lạm phát”.

Quyết định này giữ nguyên phạm vi mục tiêu lãi suất quỹ liên bang ở mức 5.25-5.5%, mức cao nhất kể từ năm 2001, là một phần của chiến lược làm chậm tốc độ tăng lãi suất khi ngân hàng trung ương sắp kết thúc chiến dịch thắt chặt.

Chỉ số S&P 500 và trái phiếu kéo dài đà tăng trong khi USD trượt giá sau quyết định.

Các quan chức gần như giữ nguyên tuyên bố so với tháng 9. Một điều chỉnh là nâng cấp mô tả của họ về tốc độ tăng trưởng kinh tế từ “tốt” từ “mạnh mẽ” để phản ánh dữ liệu kinh tế tốt hơn được công bố kể từ cuộc họp tháng 9.

Các nhà hoạch định chính sách nhắc lại rằng, khi xác định “cần củng cố chính sách bao nhiêu là phù hợp để đưa lạm phát về 2%”, họ sẽ đánh giá tổng những lần thắt chặt chính sách trước đây, độ trễ của chính sách lên hoạt động kinh tế và lạm phát, và các tiến triển kinh tế & tài chính.

Kỳ vọng thắt chặt

Trước quyết định này, thị trường định giá khoảng 30% khả năng lãi suất tăng 25 điểm cơ bản vào cuối tháng 1. Cuộc họp tiếp theo của FOMC sẽ rơi vào ngày 12-13/12 và sau đó vào ngày 30-31/1.

Sau khi nhanh chóng tăng lãi suất mức gần bằng 0 vào tháng 3/2022 để chống lạm phát, các quan chức đang dành thời gian để đánh giá tác động của những lần tăng lãi suất trước đây, nhưng cũng không loại trừ khả năng thắt chặt hơn nữa.

Một số quan chức cũng cho biết lợi suất trái phiếu tăng gần đây đang làm thay cho việc họ tăng lãi suất điều hành.

Tất cả các thành viên FOMC đều bỏ phiếu giữ nguyên lãi suất

Tăng trưởng GDP

Nền kinh tế Mỹ mở rộng 4.9% trong quý III, mạnh nhất trong gần hai năm khi người tiêu dùng chi mạnh tay vào đồ nội thất, du lịch và các khoản mua sắm không thiết yếu khác.

Thước đo lạm phát cơ bản được các quan chức Fed theo dõi chặt chẽ cũng tăng lên mức cao nhất trong 4 tháng vào tháng 9, khi số việc làm tăng vượt kỳ vọng.

Các nhà hoạch định chính sách sẽ đón nhận báo cáo việc làm của Bộ Lao động vào thứ Sáu tuần này.

Sức mạnh kinh tế đó tiếp tục duy trì hay hạ nhiệt là một trong những câu hỏi lớn nhất các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt và kết quả sẽ định hình hướng đi của lạm phát và lãi suất.

Các dự báo được đưa ra tại cuộc họp tháng 9 của Fed cho thấy phần lớn các nhà hoạch định chính sách vào thời điểm đó ủng hộ việc tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm nay. Họ cũng dự báo lãi suất duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Lợi suất trái phiếu

Nhưng việc lợi suất tăng kể từ cuộc họp tháng 9 đã khiến một số quan chức, bao gồm Chủ tịch Fed Dallas Lorie Logan và các nhà hoạch định chính sách diều hâu khác, đánh tiếng ủng hộ việc tạm dừng tăng lãi suất tại cuộc họp tuần này.

Nhiều nhà dự báo cho biết chi tiêu và tăng trưởng sẽ chậm lại trong quý này do các khoản thanh toán nợ lớn hơn, tăng trưởng thu nhập thấp hơn và lượng tiền mặt sụt giảm đè nặng lên các hộ gia đình.

Các thỏa thuận giữa Liên đoàn Công nhân Ô tô Thống nhất và ba công ty sản xuất ô tô lớn nhất Detroit đã loại bỏ một trở ngại kinh tế. Tuy nhiên, các quan chức sẽ cần phải theo dõi những sóng gió ra khác, bao gồm lãi suất thế chấp gần 8% khiến người mua nhà phải đứng ngoài, khả năng chính phủ đóng cửa và xung đột leo thang giữa Israel và Hamas.

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách khác nói rằng họ lo ngại nền kinh tế mạnh mẽ có thể khiến lạm phát duy trì ở mức cao lâu hơn mong muốn.

“Bằng chứng về tăng trưởng liên tục vượt xu hướng, hoặc sự thắt chặt trên thị trường lao động không còn nới lỏng, có thể khiến lạm phát tăng trở lại và yêu cầu thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa,” chủ tịch Powell cho biết tại New York vào tháng trước.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dự luật thuế và chi tiêu của Trump vấp phải phản đối trong nội bộ đảng Cộng hòa

Dự luật gia hạn cắt giảm thuế và giảm chi tiêu của Trump đang đối mặt với sự chia rẽ trong chính nội bộ Đảng Cộng hòa, đặc biệt về chương trình Medicaid và ưu đãi thuế tại các bang có chi phí cao. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson khó xoay sở với thế đa số mong manh, trong khi Trump gây áp lực đòi sự ủng hộ tuyệt đối. Nếu được Hạ viện thông qua, dự luật sẽ chuyển sang Thượng viện nhưng chưa thể được xem xét ngay do kỳ nghỉ sắp tới.
Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nvidia đánh giá biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI sang Trung Quốc là không hiệu quả

Giám đốc Nvidia Jensen Huang cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI của Mỹ sang Trung Quốc không đạt hiệu quả và dựa trên giả định sai lầm. Chính sách này khiến Trung Quốc đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng chip nội địa để giảm phụ thuộc. Thị phần Nvidia tại Trung Quốc đã giảm mạnh do tác động của các biện pháp này.
Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tăng trưởng xuất khẩu thương mại tháng 4 của Nhật Bản chậm lại khi Trump tăng cường áp thuế

Tăng trưởng xuất khẩu của Nhật Bản chậm lại khi Mỹ tăng cường các biện pháp thuế quan, làm nổi bật những rủi ro mà đất nước này phải đối mặt sau khi nền kinh tế của họ đã suy giảm trước khi các loại thuế này bắt đầu ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tổng thống Mỹ đang rút lui: Ai sẽ cứu Ukraine?

Donald Trump từng tuyên bố rằng không điều gì có thể xảy ra ở Ukraine nếu ông chưa gặp Putin. Giờ đây, dù hai nhà lãnh đạo đã điện đàm suốt hai tiếng, thế giới vẫn chứng kiến một sự im lặng đáng lo ngại từ phía Mỹ. Khi Trump tiếp tục nhượng bộ, Putin lại càng được đà siết chặt Ukraine. Trong lúc Kyiv nín thở chờ đợi, các đồng minh phương Tây buộc phải đối mặt với câu hỏi gai góc: nếu Mỹ rút lui, ai sẽ đứng ra cứu Ukraine?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ