Fed cắt giảm lãi suất và giữ lập trường "hawkish": Chủ tịch Powell cũng đang "mờ mịt" như nhiều người khác trên thị trường?

Fed cắt giảm lãi suất và giữ lập trường "hawkish": Chủ tịch Powell cũng đang "mờ mịt" như nhiều người khác trên thị trường?

Trần Quốc Khải

Trần Quốc Khải

Junior Editor

08:29 19/12/2024

Trong điều kiện bình thường, việc thực hiện chính sách tiền tệ cũng giống như “lái xe trong sương mù dày đặc”. Người tài xế có thể hình dung về nơi mình sẽ đến, nhưng muốn di chuyển chậm để tránh tai nạn. Hiện tại, việc điều hành chính sách của Fed giống như “lái xe trong khi bị bịt mắt - trên một chiếc xe với cái phanh hỏng”. Động thái thận trọng nhất là dừng lại.

bài viết dựa trên quan điểm cá nhân của Jonathan Levin từ Bloomberg

Với quyết định của mình vào thứ Tư, Fed hiện đã cắt giảm lãi suất 100 bps xuống còn 4.25%-4.5%, điều chỉnh phù hợp khi lạm phát đã giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm của năm 2022. Nhưng không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Đặc điểm chính trong các dự báo kinh tế mới nhất của Fed là sự bất ổn. Các dự báo trung bình trong Ủy ban thiết lập lãi suất của Fed hiện dự đoán rằng tiến trình lạm phát sẽ chậm lại đáng kể vào năm 2025 và NHTW sẽ cắt giảm lãi suất thêm hai lần nữa vào tháng 12 tới. Nhưng trong số 19 thành viên Hội đồng Thống đốc Fed, 15 người hiện cho biết rủi ro đối với dự báo của họ về dữ liệu PCE lõi cần được cân nhắc theo hướng tăng, nhiều nhất kể từ năm 2022. Mười bốn người cho biết sự không chắc chắn của họ về PCE lõi, thước đo lạm phát ưa thích của Fed, dữ liệu đã tăng lên kể từ lần cuối họ điền vào khảo sát trong tháng 9.

Tại sao sự không chắc chắn đột nhiên lan ra như vậy?

Đầu tiên, đó là Tổng thống đắc cử Donald Trump. Mặc dù Chủ tịch Fed Jerome Powell đã thận trọng khi đưa ra ý kiến ​​về chính trị, nhưng chương trình nghị sự của ông Trump lại đưa ra một loạt rủi ro hai chiều. Mối đe dọa áp thuế quan toàn diện đối với các đối tác thương mại của Hoa Kỳ của ông có thể làm tăng lạm phát một cách máy móc. Tuy nhiên, nếu nhìn vào nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của Trump, cuộc chiến thương mại mà ông phát động đã thúc đẩy Fed cắt giảm lãi suất để ứng phó với sự biến động trong điều kiện tài chính và triển vọng giảm đầu tư kinh doanh.

Ông Powell đã đưa ra chi tiết trong cuộc họp báo hôm thứ Tư từ nghiên cứu của Fed năm 2018 cho thấy không nên xem xét lạm phát do thuế quan gây ra. Tuy nhiên, môi trường này rõ ràng khác biệt so với trước đại dịch theo nhiều cách, với lạm phát kỳ vọng bị lung lay trong bốn năm qua. Ông Trump cũng đã hứa sẽ gia hạn các đợt cắt giảm thuế được ban hành vào năm 2017 và có thể thêm các đợt cắt giảm mới, điều này có thể có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát hơn nữa - đặc biệt là nếu chúng được tài trợ bằng thâm hụt. Và ông đã đe dọa trục xuất hàng loạt những người nhập cư không có giấy tờ có thể cắt giảm nguồn cung lao động.

Thứ hai, có bản chất không ổn định của chính dữ liệu lạm phát - một rủi ro mà ông Powell đã khai thác. Khi được hỏi liệu sự không chắc chắn giữa các quan chức có phải chỉ là về Trump hay không, ông Powell đã nhắc nhở các phóng viên rằng các số liệu lạm phát mới nhất không hề “trong sạch”. Chỉ số giảm phát PCE lõi đã tăng quá cao, 0.3% trong tháng 9 và tháng 10. Mặc dù tốc độ có thể đã hạ nhiệt vào tháng 11, nhưng kết quả là lạm phát thực tế gần như chắc chắn sẽ vượt quá dự báo trước đó của Fed vào năm 2024. Và kinh nghiệm gần đây cho thấy rằng những bất ngờ về lạm phát tăng có xu hướng tập trung vào quý đầu tiên, bất chấp những nỗ lực bù đắp thông qua điều chỉnh theo mùa. Nhìn chung, ông Powell nhấn mạnh nhữngdao động này trong dữ liệu một phần là để tránh quá nhiều câu hỏi về Trump, nhưng ông ấy đúng khi nói rằng dữ liệu đã gây thất vọng.

Thứ ba, có sự không chắc chắn về cách bối cảnh lãi suất thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế. Một số thành viên của FOMC đã lập luận rằng thế giới đã thay đổi cơ bản trong những năm gần đây và lãi suất chính sách hiện tại có thể thực sự gần với lãi suất "trung lập" - mức thiết lập không kích thích cũng không thắt chặt. Như ông Powell đã nói hôm thứ Tư: "Chúng ta gần hơn đáng kể với mức trung lập, nhưng cũng vẫn thắt chặt có ý nghĩa".

Chủ tịch Fed Cleveland Beth Hammack, người duy nhất phản đối việc cắt giảm lãi suất vào thứ Tư, đã phát biểu trong tháng này rằng: “Những người khác nghĩ rằng chúng ta có thể đã tiến gần tới mức trung lập. Chúng ta có thể không còn quá xa so với mức trung lập sau ngày hôm nay". Và Thống đốc Fed Michelle Bowman đã lên tiếng vào tháng 11 rằng: "Chúng ta có thể tiến gần hơn đến lập trường chính sách trung lập hơn chúng ta nghĩ hiện tại".

Trong bài phát biểu của mình vào thứ Tư, ông Powell cho biết ngân hàng trung ương đang ở hoặc gần đến thời điểm thích hợp để làm chậm tốc độ điều chỉnh chính sách. Tất cả những điều này không nhất thiết có nghĩa là lãi suất sẽ bị “đình chỉ” vô thời hạn. Hãy nhớ rằng: Có một kịch bản mà chương trình nghị sự của Trump cuối cùng có thể gây ra sự suy thoái kinh tế và cắt giảm lãi suất. Tất cả phụ thuộc vào những lời hứa trong chiến dịch tranh cử mà ông ấy thực hiện. Tất cả những gì thị trường biết là không đủ, và bản thân Powell cũng không biết gì như nhiều người khác trên thị trường.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh

AfD lần đầu dẫn đầu thăm dò dư luận tại Đức, trong khi Thủ tướng tương lai Merz bị suy giảm uy tín vì kế hoạch chi tiêu 1.000 tỷ euro bằng vay nợ. Gói tài khóa đầy tham vọng của ông đang đối mặt nguy cơ bị xóa sạch bởi đòn thuế từ Mỹ và tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế.
Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương

Donald Trump đang định hình lại trật tự thương mại toàn cầu và làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách thuế quan trở thành tâm điểm bất ổn, sức ảnh hưởng của các định chế tiền tệ truyền thống đang suy giảm rõ rệt, đặt ra câu hỏi về ai mới là người thật sự điều phối nền kinh tế thế giới.
Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương

Giữa làn sóng căng thẳng thương mại leo thang, các quốc gia châu Âu đang hối hả tìm kiếm phương án đối phó với chính sách thuế quan khổng lồ mà chính quyền Trump vừa áp đặt lên EU. Trong bối cảnh đó, chính phủ Đức đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược và vô cùng nhạy cảm: khả năng rút 1.200 tấn dự trữ vàng - tương đương 124 tỷ USD - ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?

Từ các nhà máy sản xuất ô tô đến các cơ sở luyện nhôm, Donald Trump mong muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến thương mại lớn nhất kể từ thập niên 1930, nhưng các nhà điều hành cảnh báo rằng tính bất định về thuế quan sẽ khiến việc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ trở nên quá rủi ro.
Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.
Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ

Sự rung chuyển dữ dội trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” không chỉ là phản ứng ngắn hạn trước chính sách thuế quan quyết liệt của Mỹ. Đó còn là hệ quả sâu xa của một sự thức tỉnh: ông Trump sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để gây tổn thương, phá vỡ liên minh truyền thống, và định hình lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng "nước Mỹ trên hết", bất chấp chi phí kinh tế và chính trị kèm theo.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ