Fabio Panetta: ECB sẵn sàng mở rộng hơn nữa chương trình mua tài sản khẩn cấp nếu cần thiết.

Fabio Panetta: ECB sẵn sàng mở rộng hơn nữa chương trình mua tài sản khẩn cấp nếu cần thiết.

20:55 14/12/2020

Ngân hàng Trung ương châu Âu sẵn sàng thúc đẩy chương trình mua trái phiếu khẩn cấp nếu cần, thành viên Ban điều hành Fabio Panetta cho biết, một ngày sau khi Đức tuyên bố phong toả nhằm đối phó với các ca nhiễm coronavirus đang gia tăng.

Năm 2021 rất có thể vẫn là một "năm đại dịch" với tính bất ổn cao, các doanh nghiệp và hộ gia đình vẫn là nhóm đối tượng dễ tổn thương, Panetta nói trong một hội nghị vào thứ Hai. Ông cũng cho biết chính sách tiền tệ và tài khóa cần phải được duy trì trong một thời gian dài, đồng thời kêu gọi các chính phủ tập trung vào đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng.

Tuần trước, ECB đã quyết định tăng quy mô chương trình PEPP, thêm 500 tỷ euro (608 tỷ USD) và kéo dài chương trình này thêm 9 tháng đến hết tháng 3 năm 2022, trong một nỗ lực nhằm hỗ trợ sự phục hồi của khu vực đồng euro.

Vào thời điểm đó, Chủ tịch Christine Lagarde lập luận rằng rủi ro đối với triển vọng kinh tế đã trở nên ít rõ rệt hơn - một đánh giá có lẽ không còn nhiều tính thời sự, sau khi Đức quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng không thiết yếu vào ngày Chủ nhật ít nhất tới ngày 10 tháng 1.

“PEPP có thể được mở rộng và kéo dài hơn nữa, nếu được đảm bảo bởi triển vọng lạm phát,” Panetta nói. “Và chúng tôi sẵn sàng điều chỉnh tất cả các công cụ của mình nếu rủi ro suy thoái có nguy cơ trở thành hiện thực, bao gồm cả những rủi ro bắt nguồn từ động lực tỷ giá hối đoái.”

Nhìn xa hơn đại dịch, khu vực đồng euro cần phải mở rộng với tốc độ nhanh hơn vì các quốc gia thành viên sẽ thoát khỏi cuộc khủng hoảng này với mức nợ công và nợ tư nhân cao hơn, vì vậy việc đạt được tốc độ tăng trưởng duy trì cao hơn lãi suất là rất quan trọng," ông nói thêm.

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoE cần dừng bán trái phiếu chính phủ để cứu nền kinh tế khỏi khủng hoảng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoE cần dừng bán trái phiếu chính phủ để cứu nền kinh tế khỏi khủng hoảng

BoE vừa buộc phải hoãn kế hoạch bán trái phiếu dài hạn sau khi lợi suất tăng vọt, gây bất ổn thị trường. Dù đây là bước lùi nhỏ, giới chuyên gia cho rằng ngân hàng cần từ bỏ hoàn toàn chiến lược bán chủ động để tránh kéo theo thiệt hại lớn hơn cho nền kinh tế Anh. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn khác đang thận trọng hơn, việc BoE vẫn quyết đẩy mạnh bán ra là một sai lầm rõ ràng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật bản kỳ hạn dài tăng vọt vì lo ngại tài khóa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật bản kỳ hạn dài tăng vọt vì lo ngại tài khóa

Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 30 năm và 5 năm của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất kể từ 2002, khi nhà đầu tư bán tháo trái phiếu dài hạn vì lo ngại tài khóa và biến động toàn cầu. Phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm ghi nhận cầu yếu nhất từ cuối năm ngoái, trong bối cảnh thị trường đối mặt với thanh khoản thấp và bất ổn lãi suất.
Nhật Bản đối mặt thách thức lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhật Bản đối mặt thách thức lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ

Nhật Bản sẽ đối mặt với Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại đầy thách thức, hy vọng giảm thuế quan và mở rộng đầu tư vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Tokyo lo ngại sẽ bị ép buộc thông qua các yêu cầu thương mại khắc nghiệt. Một thỏa thuận thành công không chỉ củng cố quan hệ chiến lược mà còn ổn định thị trường tài chính.
Canh bạc thương mại: Trump và chiến lược thuế quan đối ứng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Canh bạc thương mại: Trump và chiến lược thuế quan đối ứng

Chính sách thương mại tưởng chừng phi lý của Trump có thể trở thành một chiến lược nếu ông từ bỏ học thuyết thâm hụt và theo đuổi nguyên tắc đối ứng. Với cách tiếp cận hợp tác và đàm phán thực chất, Mỹ có thể thúc đẩy thương mại công bằng và tạo nên bước ngoặt lịch sử.
RBA nhận định cuộc họp tháng 5 sẽ là thời điểm thuận lợi để xem xét lại chính sách tiền tệ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

RBA nhận định cuộc họp tháng 5 sẽ là thời điểm thuận lợi để xem xét lại chính sách tiền tệ

RBA bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm lãi suất trong tương lai, cho biết tháng 5 sẽ là thời điểm thích hợp để xem xét lại các chính sách, theo biên bản cuộc họp tháng 4 được tổ chức ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan đã làm xáo trộn thị trường toàn cầu.