Evergrande - Cơn đau đầu ngoài tầm kiểm soát của Fed

Evergrande - Cơn đau đầu ngoài tầm kiểm soát của Fed

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

15:09 22/09/2021

Liệu Fed sẽ ứng phó với rủi ro từ Evergrande như thế nào khi nó nằm ngoài tầm với của cơ quan này?

Vấn đề Evergrande nằm ngoài tầm can thiệp của Fed
Vấn đề Evergrande nằm ngoài tầm can thiệp của Fed

Bất chấp việc phiên họp chính sách tháng 9 của Fed sẽ diễn ra trong tuần này, câu chuyện về tập đoàn Trung Quốc Evergrande mới thực sự đang là yếu tố tác động lớn nhất tới tâm lý thị trường lúc này. Những tác động của nó không chỉ dừng ở trong phạm vi nền kinh tế Trung Quốc mà hiện đã lan sang các tài sản có liên quan khác ở Phương Tây và hãy cùng chờ xem liệu điều này sẽ còn kéo dài tới bao lâu.

Sự thất bại của Evergrande có thể được bóc tách ra làm nhiều lớp. Dưới góc độ đầu tư, bạn sẽ phải xem xét tới không chỉ hậu quả trực tiếp đối với các chủ nợ trong và ngoài nước trong trường hợp Evergrande phá sản, mà còn là tác động tiêu cực tới tâm lý thị trường và có thể dẫn tới làn sóng bán tháo các tài sản không liên quan khác nhằm tăng lượng tiền mặt hay giảm thiểu rủi ro.

Thoạt nhìn điều này có vẻ giống tác động của động thái siết chặt đòn bẩy của chính phủ Trung Quốc lên các tài sản tài chính trong vài tháng trở lại đây. Tuy vậy, khu vực bất động sản là một lĩnh vực đặc biệt đối với nền kinh tế quốc gia này. Bất động sản vốn là một nguồn thu ngân sách nhà nước lớn trong nhiều năm qua cũng như là một trong những động lực của tăng trưởng. Do đó, thật khó để cho rằng những biến động của thị trường bất động sản không có tác động lớn tới kinh tế Trung Quốc. Đây cũng chính là điều đang được phản ánh vào thị trường. Giá quặng sắt đã bổ nhào từ mức đỉnh và điều tương tự có thể sẽ xảy ra với đồng khi nhu cầu tại Trung Quốc đang dần hạ nhiệt. Tất nhiên, đồng có thể vẫn sẽ được hỗ trợ bởi xu hướng sử dụng năng lượng xanh tại Trung Quốc, tuy vậy cũng không nên quá kỳ vọng rằng thị trường sẽ biến động một cách hợp lý trong những giai đoạn tâm lý e ngại rủi ro tăng cao.

Nhìn từ phía thị trường chứng khoán phương Tây, có một điểm đáng chú ý đó là cổ phiếu của nhóm các công ty có cấu phần doanh thu chủ yếu tới từ Trung Quốc đã tăng hơn 90% trong khoảng 1 năm qua. Tuy nhiên, chính điều này lại đặt ra một câu hỏi về việc liệu các nhà đầu tư liệu sẽ rút lui nếu triển vọng kinh tế Trung Quốc trở nên u ám hơn và đây sẽ là một vấn đề mà Fed hay chính sách tài khóa của Mỹ không thể giải quyết được.

Chỉ số S&P tương lai không bị bán tháo trong ngày thứ 2 có thể do việc không có đủ thanh khoản. Tình tình hiện tại đang tái hiện lại giai đoạn 6 tháng từ tháng 8/2015 đến tháng 2/2016 khi chỉ số S&P 500 đã có 2 lần giảm sâu hơn 10% do biến động của tỷ giá Nhân dân Tệ và lo ngại về hệ thống ngân hàng Châu Âu.

Từ những lập luận trên, quyết định của Fed trong cuộc họp tới có thể sẽ không phải là động lực chính dẫn dắt tâm lý thị trường (trừ trường hợp có một cú sốc xảy ra). Chúng ta rõ ràng đang chứng kiến rủi ro biến động tăng lên và ảnh hưởng từ Evergrande khiến cho việc chủ động giảm bớt rủi ro là một động thái hoàn toàn hợp lý. Một rủi ro điều chỉnh lớn đang lơ lửng trước mắt và lần này Fed có lẽ sẽ không thể đóng vai người hùng để giải cứu tình hình.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ