EUR/USD: Liệu có đủ sức lên “đỉnh” 1.1600?

EUR/USD: Liệu có đủ sức lên “đỉnh” 1.1600?

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

21:13 21/07/2020

Tỷ giá EUR/USD đã lập đỉnh cao nhất trong bốn tháng trở lại đây sau khi phá vỡ khỏi kênh giá tích lũy vào ngày 06/07 và duy trì trên ngưỡng 1.1350 trong tuần trước.

Nếu như bạn đã xem chuyên mục dự báo tiền tệ vào thứ Bảy tuần trước, chắc hẳn bạn sẽ biết rằng nến Daily thứ Sáu có đóng cửa phá vỡ 1.1420 hay không phụ thuộc rất nhiều vào nến Dailly đầu tuần.

Cho tới hôm nay, thị trường vẫn chưa làm phe “Bò” thất vọng. Tuy nhiên, vẫn cần một nhịp tăng giá nữa, nến Daily đóng cửa vào lúc 5:00 GMT+7 sáng sớm mai (22/07) phá vỡ mức 1.1420 để xác nhận đà tăng. Bên cạnh đó, mức 1.1440 cũng đóng vai trò quan trọng trong xu hướng của cặp tiền này.

Với các Traders theo trường phái “an toàn”, ta sẽ phải chờ nến daily đóng cửa phá vỡ vùng 1.1420/40. Nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ tiếp tục gia tăng thêm vị thế “long” của mình, bổ sung thêm cho vị thế “long” tại 1.1299 trước đó.

Mục tiêu hướng tới của tôi khi giữ vị thế “long” đó từ đầu tháng này là vùng 1.1600, là vùng giá có ý nghĩa khi phân tích trên khung thời gian weekly (tuần) và monthly (tháng).

1.1600 là vùng hợp lưu của cản ngang tròn trăm pip và cạnh trên của Nêm từ 2008

Cần lưu ý rằng mức giá 1.1600 là vùng cản hợp lưu bởi cản tâm lý (tròn trăm pip) và cạnh trên của mô hình Nêm bắt đầu từ tháng 04/2008.

Trước đó, phe “go long” EUR/USD sẽ phải đối mặt với bức tường mang tên 1.1500. Và vẫn luôn phải lưu ý rằng những mức giá “trên trời” kia sẽ chỉ xuất hiện nếu như nến daily phá vỡ 1.1420/40 nhé.

1.1500 sẽ là kháng cự đáng chú ý ngay trên 1.1420/40

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ