ECB và kỳ vọng lạm phát - Bài học từ Fed

ECB và kỳ vọng lạm phát - Bài học từ Fed

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

21:30 27/07/2021

Bài học từ Fed cho thấy chỉ công cụ định hướng chính sách có thể là không đủ để ECB có thể thúc đẩy kỳ vọng lạm phát trong thời gian tới.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu - ECB
Ngân hàng Trung ương Châu Âu - ECB

Các nhà làm luật của NHTW Châu Âu đã hiểu được rằng động thái thúc đẩy kỳ vọng lạm phát của mình có thể sẽ cần một khoảng thời gian để có tác dụng, theo chia sẻ từ những người có liên quan. 

Trong cuộc họp đánh giá lại chính sách trong tháng 7, khi cơ quan này nâng mục tiêu lạm phát và thừa nhận rằng biến số này có thể sẽ vượt cao hơn, Hội đồng điều hành ECB đã thảo luận về những kinh nghiệm về vấn đề tương tự từ những người đồng nghiệp Fed. Kỳ vọng lạm phát của Mỹ đã có xu hướng tăng chậm lại vào tháng 8 năm ngoái sau khi Fed áp dụng mục tiêu lạm phát trung bình và nói rằng sẵn sàng để lạm phát vượt lên trên mức 2%. Kỳ vọng lạm phát chỉ bắt đầu tăng nhanh trở lại sau khi chính quyền mới của ông Biden bắt đầu bàn luận về các gói kích thích tài khóa mới.

Tốc độ tiếp tục gia tăng vào đầu năm nay khi Fed kiên quyết giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng bất chấp sức ép từ việc lạm phát vượt cao hơn mức 2%. Tình hình đã hạ nhiệt bớt kể từ tháng 5 khi các quan chức Fed bắt đầu thảo luận về khả năng thu hẹp nới lỏng sớm hơn dự kiến.

Những kinh nghiệm trên từ Fed có thể sẽ giúp làm yên lòng những lo ngại tại ECB về phản ứng trái chiều của các nhà đầu tư và nhà kinh tế học tuần qua. Chủ tịch Christine Lagarde tiếp tục duy trì trọng điệu nới lỏng tuy nhiên không tiết lộ quá nhiều chi tiết cụ thể. "Thật khó để có thể thấy một tác động đáng kể lên tăng trưởng và lạm phát trong tương lai gần từ lời cam kết sẽ tăng lãi suất muộn hơn đôi chút so với dự kiến" Oliver Rakau, một nhà kinh tế học tại Oxford Economics nhận định trong báo cáo của mình. "Chúng tôi tiếp tục cho rằng một số động thái chính sách cụ thể như lập tức tăng quy mô mua vào tài sản có thể sẽ giúp cải thiện niềm tin đối với kế hoạch mới của ECB."

Báo cáo đánh giá lại chính sách của ECB dự báo lạm phát sẽ tăng tới sát dưới mức 2%. Trong phiên họp chính sách 2 tuần sau đó, các nhà làm luật phát biểu rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức hiện tại hoặc thấp hơn cho tới khi dự báo lạm phát đồng nhất với mục tiêu trong kỳ dự báo với thời gian có thể kéo dài trong 3 năm tới.

Nhận định của các nhà kinh tế học tại Bloomberg 

"Việc đạt được mục tiêu trên vẫn đang dừng lại ở mức triển vọng và nếu không có thêm sự hỗ trợ chính sách mới, điều này dường như chỉ là một mơ mộng hão huyền", David Powell và Maeva Cousin.

Sự bùng nổ của chi tiêu tài khóa tại Mỹ có thể cũng sẽ tương đồng với quan điểm của bà Lagarde, người đã lặp đi lặp lại yêu cầu chính phủ các nước không rút lại các gói hỗ trợ tài khóa quá sớm. Bà phát biểu trong tuần trước rằng "Chính sách tài khóa tham vọng, trọng tâm và thống nhất cần tiếp tục hỗ trợ cho chính sách tiền tệ."

Mặc dù gói hỗ trợ tài khóa chung đã được thông qua bởi các nước EU với quy mô 800 tỷ EUR, các Chính phủ sẽ dàn trải khoản đóng góp trên trong vài năm tới. Quy định áp dụng đối với nợ công và thâm hụt tài khóa hiện đang được tạm hoãn, tuy nhiên sẽ chỉ tới cuối năm sau. Các nhà lãnh đạo tại một số quốc gia hiện đã bắt đầu nói về nhu cầu cần kìm hãm hoạt động vay nợ công hiện tại.

Nếu như những gì diễn ra với Fed là một bài học, khi chỉ định hướng chính sách là không đủ để ổn định lạm phát, điều tương tự cũng có thể xảy ra đối với ECB. Và khi thời gian càng kéo dài, uy tín của ECB đối với chiến lược và định hướng chính sách mới sẽ càng bị xói mòn.

 

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!

Theo thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer tại Washington và đạt được thỏa thuận khởi động tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại "tương hỗ".
Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?

Cuộc đối đầu kinh tế mang tính bước ngoặt đang diễn ra trên trường quốc tế. Nền kinh tế hàng đầu thế giới đang khẳng định vị thế bảo vệ công bằng trên toàn cầu và mặc dù những biến động thị trường gây lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng thống Trump vừa áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, bổ sung vào khung thuế hiện hành.
Vàng, bạc lên đỉnh; Bitcoin và cổ phiếu bùng nổ sau thông báo thuế quan mới của Trump!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Vàng, bạc lên đỉnh; Bitcoin và cổ phiếu bùng nổ sau thông báo thuế quan mới của Trump!

Thị trường chứng kiến làn sóng tăng giá diện rộng khi toàn bộ các tài sản vốn bị bán tháo mạnh trong chuỗi phiên giao dịch liên tiếp sau thông báo áp thuế của Mỹ vào thứ Tư tuần trước đã phục hồi ngoạn mục sau tin tức rằng - trừ Trung Quốc - các mức thuế sẽ được tạm hoãn trong 90 ngày.
Thị trường chuyển từ hoảng loạn sang hưng phấn khi Trump đảo ngược chính sách thuế quan
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Thị trường chuyển từ hoảng loạn sang hưng phấn khi Trump đảo ngược chính sách thuế quan

Sau năm ngày đầy biến động khi chính sách thương mại đối đầu "Mỹ chống lại thế giới" của Donald Trump gây rối loạn nghiêm trọng cho thị trường chứng khoán và trái phiếu toàn cầu, ông đã đảo ngược lập trường và kéo hệ thống tài chính toàn cầu thoát khỏi nguy cơ sụp đổ.
Trump đảo chiều chính sách thuế quan sau cú lao dốc của thị trường toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump đảo chiều chính sách thuế quan sau cú lao dốc của thị trường toàn cầu

Trong một diễn biến đầy kịch tính trên chính trường kinh tế Mỹ, Tổng thống Donald Trump đã bất ngờ công bố quyết định tạm hoãn việc áp dụng thuế quan đối ứng đối với hàng nhập khẩu từ gần 60 quốc gia và Liên minh Châu Âu vào ngày 9/4, chỉ vỏn vẹn 13 giờ sau khi chính sách này có hiệu lực.