ECB thận trọng trong cuộc đua cắt giảm lãi suất, EUR “tìm lại ánh hào quang” trước USD suy yếu

ECB thận trọng trong cuộc đua cắt giảm lãi suất, EUR “tìm lại ánh hào quang” trước USD suy yếu

Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

08:08 19/07/2024

Các nhà giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục đưa EUR trở lại đà phục hồi mạnh mẽ khi triển vọng ECB thận trọng sau đợt cắt giảm lãi suất lần thứ hai dự kiến vào tháng 9 đã xua tan lo ngại về tình hình chính trị Pháp đối với đồng tiền này.

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu kỳ vọng Mỹ sẽ nhanh chóng cắt giảm lãi suất, ECB đã bày tỏ quan ngại về lạm phát biến động, góp phần duy trì xu hướng tăng giá của EUR, đạt gần mức cao nhất trong 4 tháng sau khi bị ảnh hưởng bởi bất ổn chính phủ Pháp vào tháng 6.

ECB giữ nguyên lãi suất tiền gửi ở mức 3.75% sau khi hạ từ 4% vào tháng 6 lần đầu tiên trong 5 năm. Chủ tịch Christine Lagarde nhấn mạnh ECB không cam kết theo một lộ trình lãi suất cụ thể nào.

Reuters Graphics

Lạm phát khu vực Eurozone và lãi suất của ECB

Ngược lại, Chủ tịch Fed Jerome Powell hôm thứ Hai cho biết ông tin tưởng hơn rằng lạm phát Mỹ thực sự đã hạ nhiệt.

Điều này đã giúp củng cố đồng Euro trong ngắn hạn, đẩy đồng tiền này tăng hơn 2% so với USD trong tháng này sau khi giảm khoảng 1% vào tháng 6.

EUR/USD giao dịch ở mức khoảng 1.093 vào thứ Năm, giảm nhẹ trong ngày nhưng vẫn đang hướng tới mức tăng tháng lớn nhất kể từ tháng 11.

"Các kịch bản cực đoan về rủi ro chính trị Pháp đang giảm bớt và thị trường tin rằng Fed sẽ sớm cắt giảm lãi suất. Chúng ta đã bắt đầu thấy USD yếu đi so với hầu hết các đồng tiền khác," Bill Papadakis, chiến lược gia kinh tế vĩ mô tại Lombard Odier nhận định.

Tuy nhiên, đồng Euro đã giảm so với đồng Franc Thụy Sĩ và Bảng Anh trong tháng này. Các nhà đầu tư cảnh báo rằng EUR không phải là một màn đặt cược an toàn nếu Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ vào tháng 11. Trump đã đề xuất áp thuế nhập khẩu có thể gây tổn hại cho nền kinh tế khu vực Eurozone làm tăng lạm phát Mỹ và đẩy lãi suất cũng như đồng USD lên cao hơn.

"Chúng tôi dự đoán chênh lệch lãi suất giữa khu vực Eurozone và Mỹ sẽ thu hẹp, điều này có thể dẫn đến sự mất giá của USD," Amelie Derambure, nhà quản lý danh mục đầu tư đa tài sản tại Amundi nhận định.

"Tuy nhiên, thị trường xem chiến thắng của Trump là một sự kiện có lợi cho USD, vì vậy cho đến khi diễn ra cuộc bầu cử, mức độ mất giá sẽ không nhiều."

ĐỒNG TIỀN CÓ CHẮC CHẮN PHỤC HỒI?

Thị trường tiền tệ đang dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất hơn hai lần vào cuối năm nay và ECB sẽ cắt giảm gần hai lần.

USD đã đứng vững so với hầu hết các đối thủ trong phần lớn thời gian năm qua, nhưng đang mất dần vị thế khi sự hỗ trợ từ lãi suất giảm đi. Chỉ số DXY đã giảm 2% trong tháng 7 cho đến nay.

Reuters Graphics

Đồng Euro phục hồi khó khăn

Trong khi đó, EUR đã phục hồi sau đợt sụt giảm vào tháng 6, sau khi chạm đáy trong hai tháng so với USD, khi cuộc bầu cử quốc hội bất ngờ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tạo ra bất ổn chính trị ở trung tâm khu vực Eurozone và khiến tình trạng thâm hụt ngân sách sâu sắc của Pháp trở thành tâm điểm chú ý.

Các thành viên khu vực Eurozone tranh cãi về tình trạng tài chính của Pháp vào tháng 6 đã gợi nhớ lại những cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu trong quá khứ, đẩy dự án đồng tiền chung gần như đến bờ vực sụp đổ.

Nỗi lo đó đang phai mờ dần, thể hiện qua chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu 10 năm của Pháp và Đức. Hiện tại, các nhà đầu tư yêu cầu mức chênh lệch này ở khoảng 65 bps để nắm giữ trái phiếu Pháp. Con số này đã giảm đáng kể so với mức đỉnh 85 bps vào tháng 6 - mức cao nhất trong 14 năm qua.

"ECB sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9 và một lần nữa trong quý 4, nhưng họ đang trong một chu kỳ cắt giảm lãi suất chậm," David Zahn, người đứng đầu bộ phận thu nhập cố định châu Âu tại Franklin Templeton cho biết.

RỦI RO GIẢM GIÁ

Lagarde hôm thứ Năm đã ngụ ý bà lo ngại về tăng trưởng khu vực Eurozone trong bối cảnh có khả năng xảy ra các cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu.

Benjamin Melman, Giám đốc đầu tư tại Edmond de Rothschild Asset Management cho biết, lời hứa của Trump về việc tăng thuế nhập khẩu là một rủi ro nghiêm trọng đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu của khối tiền tệ.

"Trung Quốc đang là tâm điểm chú ý vì điều này có tác động chính trị lớn hơn, nhưng châu Âu cũng có thể trở thành mục tiêu dễ dàng," ông nói.

Melman dự đoán lãi suất ECB sẽ không vượt quá 2.5% vào cuối năm 2025. Ông có cái nhìn tích cực về trái phiếu chính phủ ngắn hạn, vì loại trái phiếu này được hưởng lợi từ kỳ vọng cắt giảm lãi suất.

Konstantin Veit, nhà quản lý danh mục đầu tư tại quỹ trái phiếu PIMCO, cho biết ông không thấy có khả năng xảy ra những biến động lớn trong tỷ giá giữa cặp tiền EUR/USD từ thời điểm hiện tại.

"Các nhà hoạch định chính sách ECB không vội vàng." Veit nhận xét.


Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại

Trung Quốc cần cải tổ các chính sách công nghiệp để tránh phản ứng tiêu cực và xây dựng mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong bối cảnh chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu, theo nhận định của một hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2025 đã vượt dự báo của giới phân tích, nhưng triển vọng u ám đang hiện hữu khi cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang đến mức độ chưa từng thấy, đặt ra thách thức lớn nhất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động

Các nhà đầu tư Mỹ, bao gồm cả những người đã bỏ phiếu cho Kamala Harris và một bộ phận ủng hộ Donald Trump, hiện đang chứng kiến sự suy yếu của hệ thống tài chính từng được coi là bất khả xâm phạm. Đối mặt với những biến động thất thường từ chính sách thương mại không nhất quán của tổng thống, thị trường Mỹ đang trải qua một giai đoạn đầy biến động, tạo ra tâm lý pha trộn giữa hoang mang, bối rối và kinh ngạc trong giới đầu tư.
Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu

Trong bối cảnh chính sách thương mại và an ninh toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm lung lay vai trò dẫn dắt truyền thống của nước Mỹ, các thị trường tài chính châu Âu — vốn im ắng suốt nhiều năm — đang chứng kiến sự trỗi dậy ngoạn mục.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ