Dự báo giá vàng: Đà phục hồi gặp rủi ro khi lợi suất tiếp tục tăng trước thềm cuộc họp FOMC

Dự báo giá vàng: Đà phục hồi gặp rủi ro khi lợi suất tiếp tục tăng trước thềm cuộc họp FOMC

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

14:17 17/03/2021

Giá vàng đã tăng lên một cách thận trọng kể từ khi giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng vào ngày 8/3, khi tình trạng bán tháo trên thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ suy yếu do dữ liệu lạm phát tháng 2 không như kỳ vọng.

Đỉnh của Vàng vào tháng 8 năm 2020 dường như trùng với đáy của lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 30 năm
Đỉnh của Vàng vào tháng 8 năm 2020 dường như trùng với đáy của lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 30 năm

Số liệu lạm phát cơ bản giảm bất ngờ xuống 1.3% vào tháng trước, trong khi lạm phát tổng hợp giữ ổn định ở mức 1.7%. Dữ liệu hành đáng thất vọng này đã làm hạ nhiệt những đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải bắt đầu bình thường hóa các thiết lập chính sách tiền tệ của mình sớm hơn dự kiến nhằm kiềm chế đà tăng của lợi suất trái phiếu.

Tuy nhiên, việc Tổng thống Joe Biden thông qua gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.9 nghìn tỷ USD, cùng với việc triển khai nhanh chóng vắc-xin Covid-19, đã khơi dậy sự lạc quan về khả năng phục hồi và có thể tiếp tục củng cố lợi suất trong thời gian tới. Đỉnh của Vàng vào tháng 8 năm 2020 dường như trùng với đáy của lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 30 năm, điều này cho thấy giá vàng có thể tiếp tục chịu áp lực nếu lợi suất kỳ hạn dài nới rộng đà tăng.

Ngoài ra, việc Cục Dự trữ Liên bang không tỏ ra lo ngại về đà bán tháo trên thị trường trái phiếu kho bạc có thể gây rắc rối cho những người đầu cơ giá vàng, với việc Chủ tịch Jerome Powell không đề cập đến bất kỳ hành động nào sắp xảy ra từ phía ngân hàng trung ương trong các bình luận của ông vào ngày 4 tháng 3.

Với đó, cuộc họp sắp tới của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) có thể sẽ quyết định quỹ đạo của Vàng trong những tuần tới, với các nhà đầu tư tập trung vào Bản tóm tắt các dự báo kinh tế của ngân hàng trung ương và liệu các nhà hoạch định chính sách có đang xem xét việc thực hiện Kiểm soát đường cong lợi suất hoặc “Operation Twist” hay không.

Việc Fed chuyển sang giới hạn lợi suất dài hạn thông qua điều tiết đường cong lợi suất (YCC), hoặc bán trái phiếu kỳ hạn ngắn và tăng mua các kỳ hạn dài - thường được gọi là “Operation Twist” - vốn dĩ có thể sẽ khiến giá vàng tăng. Tuy nhiên, với những phát biểu gần đây từ một số thành viên Cục Dự trữ Liên bang, điều này có vẻ khá khó xảy ra.

Có vẻ như khá ít khả năng lộ trình tăng lãi suất (dot plot) của Fed sẽ thay đổi một cách đáng kể. Tuy nhiên, nếu dự báo triển vọng kinh tế cho năm 2023 cho thấy rằng ngân hàng trung ương sẽ dần quay lưng với chính sách nới lỏng, thì nhiều khả năng giá vàng sẽ phải chịu áp lực giảm đáng kể.

Kịch bản dễ xảy ra hơn là FOMC nhắc lại rằng họ còn một chặng đường dài trước khi đạt được các mục tiêu được đặt ra và do đó sẽ giữ ổn định các thiết lập chính sách tiền tệ. Phản ứng khá trung lập này có thể mở ra cánh cửa cho Vàng nới rộng đà phục hồi, nếu lợi suất không thể bứt phá cao hơn một cách đáng kể.

Biểu đồ giá vàng khung Daily

Biểu đồ Daily cho tín hiệu củng cố xu hướng tăng giá khi giá bật trở lại phía trên đường trung bình động EMA 8 (hiện ở 1727) và nhắm đến kiểm tra lại mức Fibonacci 50% (1763).

Với việc chỉ báo RSI vượt trở lại lên trên 40 và các đường trung bình động 21, 34 và 55 ngày có vẻ đi ngang, khả năng Vàng nới rộng đà tăng là rất lớn.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc và Singapore; HĐTL chứng khoán Mỹ giảm do đe dọa thuế quan EU của Trump, Vàng lấy lại sức mạnh

Cổ phiếu châu Á tăng nhờ dữ liệu tích cực từ Trung Quốc và Singapore; HĐTL chứng khoán Mỹ giảm do đe dọa thuế quan EU của Trump, Vàng lấy lại sức mạnh

Các chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ tiếp tục chịu áp lực từ phiên giảm điểm cuối tuần trước, kéo dài sang phiên giao dịch châu Á hôm nay. HĐTL S&P 500 và Nasdaq 100 E-mini giảm 0.5%, chịu ảnh hưởng từ những lo ngại xoay quanh chính sách thuế quan mới. Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ leo thang căng thẳng khi đe dọa áp thuế 30% lên Liên minh châu Âu—mức tăng đáng kể so với mức đề xuất 20% hồi tháng Tư, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại cải thiện trước hạn chót ngày 1 tháng 8.
EUR trụ vững trên 1.1670 khi EU tạm dừng đáp trả đòn thuế quan 30% của Trump

EUR trụ vững trên 1.1670 khi EU tạm dừng đáp trả đòn thuế quan 30% của Trump

Khẩu vị rủi ro suy giảm nhẹ trong phiên châu Á vào phiên thứ Hai, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 30% lên hàng nhập khẩu từ EU và Mexico, bắt đầu từ ngày 1/8. Dù hợp đồng tương lai của Mỹ giảm điểm, thị trường chứng khoán châu Á phản ứng khá dè dặt, phần lớn đang đánh giá động thái này trong bối cảnh EU vẫn duy trì việc tạm ngưng các biện pháp trả đũa.
Xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng thuế quan Mỹ đe dọa các tuyến trung chuyển; Chỉ số Hang Seng ổn định

Xuất khẩu Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng thuế quan Mỹ đe dọa các tuyến trung chuyển; Chỉ số Hang Seng ổn định

Xuất khẩu Trung Quốc tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 6 bất chấp các mức thuế của Mỹ, cho thấy khả năng chống chịu trước thềm các cuộc đàm phán thương mại. Thuế quan mới của Mỹ đối với Việt Nam (40%) và Indonesia (32%) nhằm làm gián đoạn chiến lược trung chuyển của Trung Quốc. Chỉ số Hang Seng biến động khi nhà đầu tư cân nhắc dữ liệu thương mại Trung Quốc cùng với những rủi ro thuế quan sắp tới.
Cổ phiếu Hồng Kông tăng mạnh nhờ kỳ vọng gói kích thích từ Trung Quốc, AUD/USD giữ xu hướng tăng

Cổ phiếu Hồng Kông tăng mạnh nhờ kỳ vọng gói kích thích từ Trung Quốc, AUD/USD giữ xu hướng tăng

Chỉ số S&P 500 tăng nhẹ 0,3% vào thứ Năm, ngày 10 tháng 7, đóng cửa tại mức kỷ lục mới 6,280 điểm. Tuy nhiên, tâm lý tích cực này không được duy trì trong phiên giao dịch châu Á, khi hợp đồng tương lai S&P 500 và Nasdaq 100 E-mini đều giảm 0.3%, phản ánh tâm lý lo ngại trở lại xoay quanh các biện pháp thuế quan mới.
USD tăng giá khi Trump "dằn mặt" Canada, AUD/USD vẫn dẫn đầu

USD tăng giá khi Trump "dằn mặt" Canada, AUD/USD vẫn dẫn đầu

USD tăng giá trên diện rộng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục làm leo thang căng thẳng thương mại, áp thuế mới 35% đối với hàng nhập khẩu từ Canada. Ông viện dẫn các biện pháp trả đũa từ phía Canada cũng như cuộc khủng hoảng fentanyl làm lý do cho quyết định này, đồng thời cảnh báo sẽ áp thêm thuế nếu Ottawa đưa ra phản ứng cứng rắn hơn.
Chứng khoán Hồng Kông & Singapore dẫn đầu; Đà tăng của Phố Wall bị cản lại tại kháng cự, Dow Jones chịu rủi ro giảm nhẹ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chứng khoán Hồng Kông & Singapore dẫn đầu; Đà tăng của Phố Wall bị cản lại tại kháng cự, Dow Jones chịu rủi ro giảm nhẹ

Thị trường chứng khoán Mỹ dường như không mấy lo ngại trước các tin tức thuế quan mới trong phiên giao dịch ngày 9/7. Các chỉ số chính đã bứt phá khỏi vùng tích lũy kéo dài hai ngày, dẫn đầu là mức tăng 2.8% của "ông lớn" trí tuệ nhân tạo Nvidia. Công ty này vừa lập kỷ lục khi trở thành doanh nghiệp đầu tiên đạt mức định giá thị trường 4.000 tỷ USD. Nasdaq 100 tăng 0.7%, S&P 500 cộng thêm 0.6%, trong khi Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones theo sau với mức tăng 0.5%. Dù có được đà tăng, cả ba chỉ số đều gặp cản tại các ngưỡng kháng cự ngắn hạn quan trọng: S&P 500 dừng lại tại 6,290 điểm, Nasdaq 100 tại 22,920 điểm và Dow Jones tại 44,560 điểm.
Chiến tranh thương mại lan sang Brazil, USD đảo chiều, Bitcoin lập đỉnh mới
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chiến tranh thương mại lan sang Brazil, USD đảo chiều, Bitcoin lập đỉnh mới

Khẩu vị rủi ro tiếp tục được duy trì trên thị trường chứng khoán toàn cầu trong tuần này. Chỉ số NASDAQ ghi nhận đỉnh lịch sử mới trong phiên qua đêm, trong khi S&P 500 và Dow Jones cũng đồng loạt đóng cửa trong sắc xanh. Các chỉ số tại châu Âu cũng ghi nhận diễn biến tích cực, với DAX của Đức tiếp tục lập đỉnh mới. Tuy nhiên, thị trường châu Á lại ảm đạm hơn: chỉ số Nikkei của Nhật Bản quay đầu giảm, chịu áp lực từ lo ngại về thuế quan mà Mỹ áp đặt. Mức thuế 25% đối với hàng hóa Nhật đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường, trái ngược với sự ổn định tại các khu vực khác.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ