Đồng yên đứng trước nguy cơ bị sụt giảm mạnh sau đà tăng bất ngờ

Đồng yên đứng trước nguy cơ bị sụt giảm mạnh sau đà tăng bất ngờ

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:16 29/11/2022

Đồng tiền này đã phục hồi hơn 10% từ mức đáy trong nhiều thập kỷ. Lo ngại về tình hình Covid ở Trung Quốc đã thúc đẩy hoạt động mua tài sản trú ẩn an toàn.

Đồng yên đứng trước nguy cơ sụt giảm mạnh sau đà tăng bất ngờ
Đồng yên đứng trước nguy cơ sụt giảm mạnh sau đà tăng bất ngờ

Đồng yên đang hồi phục nhanh chóng sau khi sụt giảm xuống mức thấp nhất trong 4 thập kỷ vào tháng trước. Tuy nhiên, đồng tiền này có thể sẽ gặp nhiều bất ổn hơn ở phía trước nếu câu chuyện của đồng yên trong các giai đoạn hỗn loạn trước đó lặp lại.

Kit Juckes, chiến lược gia ngoại hối của Societe Generale SA, cho biết: “Chúng ta rõ ràng đang nhìn thấy khả năng xảy ra một đợt điều chỉnh đột ngột với mức độ tương tự như những gì đã thấy trong các năm 1998/1999, 2002/2004, 2007/2011 hoặc 2016.”

Đồng tiền của Nhật Bản đã tiếp tục đà tăng của mình trong những ngày gần đây, một phần được thúc đẩy bởi ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình Covid 19 xấu đi ở Trung Quốc khiến các tài sản rủi ro gặp bất lợi. Ở một mức độ nào đó, nó đã lấy lại được vai trò trú ẩn dường như đã phai nhạt trong những tháng gần đây, khi các nhà đầu tư tập trung hơn vào chênh lệch lãi suất. Thời gian qua, việc lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ở mức gần bằng 0 trong khi các ngân hàng trung ương khác liên tục tăng chi phí đi vay đã gây không ít áp lực lên đồng yên. Giờ đây, người ta tập trung nhiều hơn về thời điểm việc Cục Dự trữ Liên bang - và những tổ chức khác - dừng tăng lãi suất, điều này có thể sẽ giúp giảm bớt sức mạnh của đồng dollar.

Đồng yên đã tăng hơn 7% so với đồng bạc xanh trong tháng 11, vượt xa mức tăng của tất cả các đồng tiền trong G-10 và cao hơn 10% so với mức đáy trong nhiều thập kỷ mà nó chạm vào ngày 21 tháng 10. Yên tiếp tục tăng cao hơn vào thứ Hai, một phần được thúc đẩy bởi tình trạng bất ổn xã hội gia tăng ở Trung Quốc nhằm đáp trả chính sách Zero Covid của Chủ tịch Tập Cận Bình. Đã có thời điểm đồng tiền này tăng 1.2%, USD/JPY chạm mốc 137.50, mức thấp nhất trong ba tháng, trước khi giảm trở lại để giao dịch quanh mức 138.88.

Trong lịch sử, đồng bạc xanh cũng là một loại tiền tệ trú ẩn chính cho các nhà đầu tư và nó đã hoạt động theo cách đó trong phần lớn năm nay, nhưng sứ mệnh này dường như đang mờ nhạt đi sau động thái của những tuần gần đây với những kỳ vọng về lạm phát dịu đi và việc lãi suất chuẩn của ngân hàng trung ương Hoa Kỳ có thể cao đến mức nào, điều này làm giảm lợi thế về lợi suất mà đồng bạc xanh mang lại.

Viết trong một ghi chú cho khách hàng vào thứ Hai, Juckes của Societe Generale đặc biệt chỉ ra diễn biến năm 1998/1999 có khả năng lặp lại. Trước đó, USD/JPY đã giảm từ hơn 147 xuống dưới 102 -- xa hơn rất nhiều so với mức mà cặp tiền này đã di chuyển trong năm nay -- trước khi chạm đáy và cuối cùng phục hồi lên khoảng 135 vào năm 2002.

Ông cũng lưu ý rằng các nhà đầu tư từ Nhật Bản là “những người bán mạnh” trái phiếu nước ngoài trong quý này, điều mà ông mô tả là “hầu như không gây ngạc nhiên nhưng là một tín hiệu tích cực đối với đồng yên vào những ngày mà địa chính trị, giá năng lượng và lập trường chính sách hiện tại của BOJ không có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng vọt, tín hiệu cảnh báo từ thị trường trái phiếu

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh, kéo theo đà giảm của cả cổ phiếu và trái phiếu, phản ánh lo ngại về rủi ro chính sách và trần nợ. Dù nhu cầu mua vẫn ổn định, phần bù kỳ hạn cao cho thấy tâm lý bất an còn hiện hữu trong bối cảnh tài khóa thắt chặt và chi phí vay tăng.
ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

ECB chuẩn bị hạ lãi suất khi thuế quan Mỹ phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng

ECB nhiều khả năng sẽ hạ lãi suất lần thứ bảy khi các đòn thuế mới từ Mỹ đẩy triển vọng tăng trưởng châu Âu vào vùng rủi ro. Dù có những tiếng nói kêu gọi thận trọng, phần lớn giới chức tin rằng lộ trình nới lỏng vẫn chưa thể dừng lại trong môi trường toàn cầu đầy bất ổn.
Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump khi liên tục thay đổi chính sách thuế quan là gì?

Trong hai tuần qua, nhiều nhà kinh tế và chuyên gia phân tích đã tích cực tìm hiểu mục tiêu cuối cùng trong chiến lược thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Sự đảo ngược chính sách đáng chú ý tuần trước, khi Tổng thống Donald Trump quyết định hoãn áp dụng phần lớn các mức thuế này trong 90 ngày, diễn ra sau nhiều ngày Nhà Trắng khẳng định rằng các biện pháp thuế quan không phải để đàm phán mà là chiến lược dài hạn nhằm tái sinh cơ sở công nghiệp Hoa Kỳ và tạo thêm việc làm.
Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Trung Quốc nỗ lực tái thiết quan hệ với EU trong bối cảnh chiến tranh thương mại

Các quan chức và doanh nghiệp Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện quan hệ với Liên minh Châu Âu trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đẩy mạnh chiến tranh thương mại. Tuy nhiên khối này vẫn hết sức dè dặt về nguy cơ trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa bị chuyển hướng từ Hoa Kỳ.
Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Powell phản công Trump, bảo vệ độc lập của Fed giữa 'cơn bão' chính trị và kinh tế

Chủ tịch Fed Jerome Powell công khai chỉ trích các chính sách thuế quan và sáng kiến chi tiêu của Trump, đồng thời khẳng định tính độc lập pháp lý của Fed trước nguy cơ bị can thiệp chính trị. Ông cảnh báo rằng các chính sách hỗn loạn đang cản trở khả năng ổn định lạm phát và việc làm — hai mục tiêu cốt lõi của ngân hàng trung ương.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ