Đông Nam Á sẽ là điểm nóng thị trường khí đốt trong tương lai

Đông Nam Á sẽ là điểm nóng thị trường khí đốt trong tương lai

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

11:05 03/10/2023

Các nhà quan sát ngành cho biết Đông Nam Á dự kiến sẽ là động lực chính cho thị trường LNG vào năm 2030.

Giao dịch khí đốt tự nhiên hóa lỏng toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục vào năm 2022, chủ yếu được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng vọt từ châu Âu khi khu vực này thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung Nga sau chiến tranh Ukraine. Tuy nhiên, nhu cầu LNG của châu Âu dự kiến sẽ giảm trong một vài năm tới.

Tony Regan, trưởng bộ phận khí đốt châu Á-Thái Bình Dương của NexantECA, một công ty tư vấn năng lượng và lọc dầu, dự kiến nhu cầu LNG từ châu Âu sẽ đạt đỉnh vào năm 2027, trước khi giảm vào năm 2030.

“Đây là nơi tôi nghĩ thị trường sẽ sôi động nhất: Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia”.

Việt Nam là một điểm sáng cho thị trường LNG. Ông Regan dự báo nhu cầu tại đây sẽ tăng trưởng mạnh trong vài năm tới phần lớn là do kế hoạch Quy hoạch điện VIII của chính phủ. Kế hoạch quy định tất cả các nhà máy than phải được chuyển đổi sang nhiên liệu thay thế hoặc ngừng hoạt động vào năm 2050.

“Nhu cầu sẽ tăng rất mạnh trong vài năm tới, vì 13 trong số các nhà máy điện mới được đề xuất trong kế hoạch sẽ sử dụng khí LNG và sau đó 10 nhà máy khác cũng sử dụng khí đốt. Vì vậy, điều đó sẽ tạo ra sức hút mạnh mẽ về năng lượng từ Việt Nam.”

Theo Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, Việt Nam từ lâu đã được coi là thị trường tăng trưởng LNG quan trọng do “tăng trưởng dân số và kinh tế mạnh mẽ”. Sự tăng trưởng đó dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng.

S&P Global ước tính GDP Việt Nam sẽ tăng từ 327 tỷ USD vào năm 2022 lên 760 tỷ USD vào năm 2030.

Theo dự báo của công ty phân tích và tư vấn Mordor Intelligence, thị trường LNG toàn cầu được dự báo sẽ tăng từ 74.60 tỷ USD vào năm 2023 lên 103.41 tỷ USD vào năm 2028.

Công ty năng lượng Shell cho biết họ đã chứng kiến “ tăng trưởng vượt bậc” trên thị trường LNG trong hai tháng qua và nhấn mạnh ba quốc gia sẽ là động lực chính, hai trong số đó đến từ Đông Nam Á.

Theo Phó chủ tịch điều hành của Shell Energy, Steve Hill, “chúng tôi đã cung cấp cho ba quốc gia mới là Đức, Việt Nam và Philippines và tất cả đều là những thị trường LNG tiềm năng rất quan trọng.”

“Các thị trường này đã phá vỡ thách thức trong việc thực hiện nhập khẩu LNG và hiện có tiềm năng tăng trưởng lớn”, đồng thời nhấn mạnh rằng các quốc gia này gần đây đã nhận được lô hàng đầu tiên, củng cố thêm nhiều tiến bộ cho tham vọng LNG của họ.

Tương tự, S&P Global chia sẻ sự lạc quan rằng Đông Nam Á sẵn sàng trở thành thị trường hàng đầu cho khí đốt tự nhiên.

Theo Zhi Xin Chong, trưởng bộ phận thị trường khí đốt và LNG tại Châu Á mới nổi của S&P Global, “đến năm 2033, nhu cầu LNG ở Đông Nam Á được dự báo đạt 73 triệu tấn/năm, chiếm 12% thị trường LNG toàn cầu”. Với dự báo đó, nhu cầu sẽ tăng gần gấp bốn lần so với năm 2022.

Ông cho rằng nguồn cung khí đốt trong nước tiếp tục sụt giảm, cùng với việc chuyển từ than sang khí đốt trong ngành điện, sẽ là động lực chính cho câu chuyện tăng trưởng.

“Các thị trường lớn nhất có thể là Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore, vì những thị trường này đã nhập khẩu LNG được vài năm”.

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng nhu cầu tại các thị trường này vẫn còn yếu và phụ thuộc vào giá cả ổn định.

“Điều quan trọng là giá LNG vẫn ổn định và nguồn tài trợ toàn cầu sẵn sàng để cấp vốn cho cơ sở hạ tầng cần thiết”.

CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Vàng tăng giá mạnh do nhu cầu trú ẩn an toàn và chỉ số CPI của Mỹ hạ nhiệt

Giá vàng đang tăng mạnh và bạc tăng vừa phải trong phiên Mỹ vào thứ Năm. Nhu cầu trú ẩn an toàn tăng lên do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và báo cáo lạm phát của Mỹ hạ nhiệt đang cung cấp chất xúc tác tăng giá cho các nhà giao dịch kim loại quý vào cuối tuần này. Ngoài ra, vẫn còn một số lo lắng về sự ổn định của thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ, mặc dù ít hơn so với 24 giờ trước.
Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng tăng vọt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, lấn át tác động từ việc hoãn áp thuế của Trump

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh, tiến gần đến mức cao kỷ lục, khi nhu cầu trú ẩn an toàn vẫn vững vàng giữa bối cảnh căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang, bất chấp việc Tổng thống Donald Trump tạm hoãn áp thuế đối với hầu hết các quốc gia trong 90 ngày.
Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ