Đồng đô la Úc đã tăng gần 30% kể từ tháng 3, bất chấp COVID-19 và suy thoái kinh tế

Đồng đô la Úc đã tăng gần 30% kể từ tháng 3, bất chấp COVID-19 và suy thoái kinh tế

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:31 03/09/2020

Đồng Australian Dollar đã tăng vọt khoảng 28% kể từ mức đáy trong tháng 3. Tuy nhiên, khi đất nước rơi vào suy thoái trong quý hai, các nhà phân tích đã tỏ ra lúng túng về xu hướng tiếp theo của đồng tiền này.

Vào tháng 3, đồng AUD đã đóng cửa ở mức thấp từ đầu năm đến nay ở $0.5738 so với đồng Bạc Xanh khi cuộc khủng hoảng Covid-19 bùng phát và các biện pháp phong tỏa được triển khai trên toàn quốc.

Bất chấp triển vọng kinh tế yếu kém của đất nước, đồng AUD đã tiếp tục mạnh lên trong vài tháng qua. Nó đã từng có lúc ở trên mốc 0.74 trong tuần này và đạt đỉnh cao nhất trong 2 năm. Kể từ đó, nó đã giảm trở lại khu vực 0.73.

Erik Nelson, chiến lược gia tiền tệ tại Wells Fargo, tỏ ra khá lạc quan về AUD và hy vọng nó sẽ “tiếp tục tăng cao hơn”.

Ông cho rằng triển vọng tích cực của đồng tiền đối này đến từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

Đồng đô la Úc thường được coi là thước đo cho khẩu vị rủi ro toàn cầu, cũng như liên quan mật thiết đến sự tăng trưởng của Trung Quốc do mối quan hệ thương mại chặt chẽ với “người khổng lồ châu Á” này.

“Nếu bạn theo dõi một số yếu tố cơ bản ở Úc, bạn có thể biện minh cho việc định giá đồng AUD ở mức hiện tại,” Nelson nói. Ông cũng cho biết đất nước hiện đang có "vị trí rất tốt" vì nó cung cấp nhiều nguyên liệu thô cho lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc, lĩnh vực đang phục hồi mạnh mẽ và là "một trong những động lực lớn nhất của sự phục hồi kinh tế toàn cầu hiện nay."

Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc bị vùi dập khi các nhà máy tạm thời đóng cửa vào đầu năm nay do đại dịch, nhưng đã sớm phục hồi sau khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và nền kinh tế được mở cửa trở lại. Một cuộc khảo sát vào thứ Ba cho thấy hoạt động của nhà máy đã mở rộng vào tháng 8 với tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ.

Hai quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Úc, mua phần lớn các hàng hóa xuất khẩu của nước này như quặng sắt, than đá và hàng hóa nông nghiệp.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai bên đã gia tăng trong những tháng gần đây, sau khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc của Covid-19.

Kể từ đó, Trung Quốc đã có một số hành động cứng rắn đối với hàng nhập khẩu từ Úc. Họ đã áp đặt thuế quan đối với lúa mạch từ nước này, đình chỉ nhập khẩu một số thịt bò và cảnh báo sinh viên của họ nên xem xét lại việc du học tại Úc.

Mới tuần trước, Bắc Kinh cho biết họ đã mở một cuộc điều tra đối với một số mặt hàng rượu nhập khẩu từ Úc. Nó diễn ra hai tuần sau khi Trung Quốc tuyên bố họ đã bắt đầu điều tra chống bán phá giá đối với những hàng hóa đó.

Tuy nhiên, không phải ai cũng lạc quan về triển vọng của đồng đô la Úc.

Trong bối cảnh nền kinh tế Úc đang suy yếu, Mayank Mishra, chiến lược gia vĩ mô toàn cầu tại Standard Chartered Bank, đã tỏ ra thận trọng hơn một chút đối với đồng AUD.

“Số liệu GDP chỉ làm nổi bật thực tế là sự phục hồi sẽ mất một thời gian khá dài… RBA sẽ duy trì chính sách nới lỏng trong tương lai gần,” ông cho biết và nói thêm rằng tín hiệu của ngân hàng trung ương về việc nới lỏng hơn nữa có thể đè nặng lên đồng AUD.

Dữ liệu hôm thứ Tư cho thấy Australia đã chính thức rơi vào suy thoái kinh tế. GDP giảm với tốc độ kỷ lục trong quý 2, giảm 7% so với mức giảm 0.3% của quý trước.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Phải chăng Việt Nam đã có thể lường trước "cú sốc" thuế quan từ chính quyền Trump?

Việc Hoa Kỳ áp đặt các mức thuế quan quyết liệt đã làm dấy lên vô số phản ứng mạnh mẽ, hầu hết đều tiêu cực. Bối rối và kinh hoàng là những phản ứng còn nhẹ nhàng từ các đối tác thương mại. Đáng tiếc thay, ngay cả những đồng minh của Washington cũng không được miễn trừ, kể cả những quốc gia có quan hệ thương mại thuận lợi với Mỹ.
Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Hợp đồng tương lai "chìm sâu", đồng Yên vững mạnh khi căng thẳng thuế quan gia tăng

Đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng cường độ vào thứ Hai, với dòng vốn đầu tư đổ mạnh vào các tài sản trú ẩn an toàn khi những hệ lụy từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trở nên trầm trọng hơn sau động thái đáp trả từ phía Trung Quốc.
Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn căng thẳng mới với đòn đáp trả không khoan nhượng từ Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang cương quyết đối đầu với Tồng thống Mỹ Donald Trump. Từ bỏ thái độ kiềm chế trước đây, phản ứng "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc đối với mức thuế 34% mà Hoa Kỳ áp đặt vào ngày 2/4 đang khiến giới đầu tư toàn cầu bất an. Điều gì đã thúc đẩy sự thay đổi chiến thuật của Chủ tịch Tập Cận Bình? Liệu một thỏa thuận lớn giữa hai nhà lãnh đạo có còn khả thi?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ