Đô la Mỹ tăng mạnh trong bối cảnh số ca nhiễm ở Hoa Kỳ gia tăng khiến tâm lý rủi ro đảo ngược.
10:53 25/06/2020
Chỉ số sức mạnh của đồng đô la đã tăng ngày thứ hai liên tiếp khi mối lo ngại về sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 thúc đẩy nhu cầu về đồng bạc xanh trú ẩn.
Trái phiếu Kho Bạc tăng và hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm mạnh khi các bang California, Florida và Texas đạt kỷ lục về số ca nhiễm mới trong thứ Tư, trong khi đó bang Arizona đạt kỷ lục về số ca nhập viện. Triển vọng kinh tế toàn cầu bị IMF hạ thấp, gia tăng áp lực lên tâm lý thị trường.
Đô la Úc suy yếu sau khi quốc gia này báo cáo mức tăng đột biến của các ca nhiễm Covid-19 trong ngày lớn nhất trong vòng 2 tháng qua.
“Tâm lý risk-off quay trở lại do sự gia tăng của các ca nhiễm tại Mỹ, thúc đẩy sức mạnh của đồng đô la Mỹ”, ông Akira Moroga, giám đốc sản phẩm tiền tệ tại Aozora Bank cho biết
Chỉ số DXY tiếp tục tăng gần 0.1% sau khi tăng 0.5% vào hôm qua; lợi suất trái phiếu Kho Bạc kỳ hạn 10 năm giảm 1 điểm cơ bản xuống 0.67%
AUD/USD giảm 0.1% xuống 0.6860
Bang Victoria ghi nhận 33 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, trong khi đó bang lân cận là New South Wales ghi nhận 4 ca nhiễm mới
Aussie bị bán tháo một phần do nhu cầu lớn hơn về đô la Mỹ sau khi số ca nhiễm tăng vọt tại Úc, theo các trader FX tại châu Á
Sự đột biến trong số ca nhiễm tại bang Victoria đã bổ sung thêm những quan ngại về sự bùng phát của đại dịch Covid-19, theo Janu chan, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng St. Geogre ở Sydney. “ Yếu tố tác động chính sẽ là các lệnh phong tỏa và cách ly, vì chúng có ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế”.
Đài Loan cho biết họ đã đạt được 'tiến triển mang tính xây dựng' trong vòng đàm phán thương mại thứ hai với Mỹ, nhằm tránh các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp đặt.
Các công ty vận tải biển và logistics cảnh báo rằng chính sách thuế thất thường của Donald Trump kết hợp với mực nước sông xuống thấp đang gây ra tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng tồi tệ nhất châu Âu kể từ đại dịch Covid-19.
Trung Quốc đang mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vượt ra ngoài danh sách đất hiếm và nam châm chính thức, gây gián đoạn sâu rộng hơn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù Bắc Kinh và Washington đã đạt thỏa thuận nhằm thúc đẩy vận chuyển đất hiếm, nhiều lô hàng vẫn bị giữ lại do yêu cầu kiểm tra và phân tích bổ sung từ hải quan Trung Quốc.
Khi thời hạn ký kết thỏa thuận thương mại giữa EU và Mỹ đang cận kề, căng thẳng không chỉ đến từ lập trường cứng rắn của Tổng thống Donald Trump mà còn từ chính nội bộ Liên minh châu Âu. Nghị viện châu Âu ngày càng thể hiện rõ vai trò giám sát, lo ngại Ủy ban châu Âu có thể đưa ra những nhượng bộ mờ ám – đặc biệt là trong việc thực thi Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số, điểm nóng trong đàm phán. Trước sức ép từ cả hai phía, các nhà lập pháp EU đang cảnh báo không được để luật pháp châu Âu trở thành “vật trao đổi” trong bàn cờ thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Cổ phiếu châu Âu tăng nhẹ trong phiên đầu tuần, nhờ kỳ vọng ngày càng tăng về việc đạt thêm các thỏa thuận thương mại, đặc biệt khi thời hạn áp thuế ngày 9/7 theo tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đến gần, chỉ số DAX (Đức) tăng 0.5%, CAC 40 (Pháp) tăng 0.2%, và FTSE 100 (Anh) tăng 0.1%.
Biên lợi nhuận của Mỹ đối mặt với thử thách lớn trong mùa báo cáo sắp tới khi các nhà đầu tư đánh giá thiệt hại từ cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump, theo các chiến lược gia của Goldman Sachs Group Inc.
Tổng thống Donald Trump cho biết ông không nghĩ mình sẽ cần gia hạn thời hạn thương mại ngày 9 tháng 7 mà ông đã áp đặt cho các quốc gia để đạt được thỏa thuận với Mỹ nhằm tránh mức thuế cao hơn.