Cuộc họp của OPEC có ý nghĩa như thế nào đối với giá dầu?

Cuộc họp của OPEC có ý nghĩa như thế nào đối với giá dầu?

14:00 01/07/2021

Đây là một tuần tuyệt vời đối với thị trường năng lượng! Cuộc họp OPEC + vào thứ Năm có thể xác định liệu giá dầu tiếp tục tăng hay giảm nhiệt và phản ứng của thị trường sẽ phụ thuộc vào quy mô gia tăng sản lượng. Trong một bức tranh toàn cảnh, thật khó để hình dung bất kỳ nhịp tăng mạnh nào sau cuộc họp, khi nguồn cung dường như sẽ tăng cao hơn và nhu cầu đang chịu ảnh hưởng bởi biến thể Delta hoành hành.

Cuộc họp của OPEC có ý nghĩa gì đối với giá dầu?
Cuộc họp của OPEC có ý nghĩa gì đối với giá dầu?

Cách tiếp cận thận trọng

Liên minh các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới vẫn rất thận trọng trong năm nay khi tăng sản lượng cực kỳ chậm mặc dù nhu cầu đã phục hồi tốt - một sự kết hợp đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong ba năm.

Trong tuần này, OPEC+ dự kiến ​​sẽ công bố một đợt tăng sản lượng lên khoảng 500k thùng mỗi ngày, bắt đầu từ tháng 8. Con số này có vẻ hơi nhiều, nhưng thị trường dầu thô vẫn sẽ thâm hụt. Điều này có nghĩa là cầu sẽ tiếp tục vượt cung.

Phản ứng của thị trường sẽ phụ thuộc vào quy mô thực tế của sự gia tăng này. Nếu nguồn cung tăng khoảng 500k thùng mỗi ngày, giá dầu thậm chí có thể tăng nhẹ do lo ngại trên thị trường đã dần được xoa dịu. Nếu sản lượng tăng 1 triệu thùng, nó có thể khiến giá dầu giảm không đáng kể - chỉ vài dollar. 

Những yếu tố khó đoán

Mặc dù dầu đã có một năm tuyệt vời cho đến nay, nhưng nó vẫn có một số rủi ro ở phía trước. Về phía nguồn cung, Iran là một yếu tố gây bất ngờ. Quốc gia này vẫn đang đàm phán với Mỹ về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân. Đổi lại, Washington sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế đã làm tê liệt hoạt động xuất khẩu dầu của Iran, dẫn đến tình trạng giảm nguồn cung của ngước này. 

Cuộc đàm phán này cũng đã bị trì hoãn sau cuộc bầu cử tổng thống mới ở Iran mà chính ông cũng đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Các nhà ngoại giao vẫn hy vọng rằng một thỏa thuận có thể đạt được vào cuối mùa hè, vì vậy đây là một rủi ro giảm đáng kể đối với giá dầu.

Về phía nhu cầu, vấn đề đến từ biến thể Delta mới đang lây lan rộng rãi. Điều này dẫn đến các đợt phong toả mới ở Úc và Châu Á - nơi quá trình tiêm chủng diễn ra chậm chạp. Ngay cả những quốc gia như Bồ Đào Nha vốn thực hiện tiêm phòng cho phần lớn dân số cũng đã phải tạm dừng quá trình tái mở cửa. Những yếu tố này đang đe dọa sự phục hồi của nhu cầu dầu.

Bức tranh toàn cảnh

Như đã trình bày ở trên, ngày càng khó hình dung giá dầu sẽ tăng mạnh. Thị trường vẫn thiếu hụt nguồn cung trong khi sản lượng vẫn đang trên đà tăng. Không chỉ OPEC hay Iran, việc giá cả tăng chóng mặt sẽ khiến các nhà sản xuất dầu của Mỹ sớm tăng nguồn cung. 

Và điều đó có thể xảy ra khi nhu cầu bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta. Do đó, chúng ta có thể gặp phải trường hợp cung tăng trong khi cầu không đổi hoặc thậm chí giảm nhẹ. Đây sẽ là một tin xấu đối với giá dầu. 

Nó có dẫn đến sự đảo ngược xu hướng không? Có thể không. Dường như một nhịp điều chỉnh mạnh sẽ diễn ra thay vì đảo chiều hoàn toàn do môi trường kinh tế vĩ mô vẫn còn khá thuận lợi. 

Về mặt kỹ thuật, đà giảm của dầu WTI có thể đối mặt với ngưỡng hỗ trợ quanh vùng $71.95. Nếu ngưỡng này bị phá vỡ, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo sẽ xoay quanh mốc $69.80.

Trong trường hợp giá tăng, phe bò cần thúc đẩy giá qua ngưỡng $74.45, trước khi đạt được mốc $75.25 để kiểm tra mốc $76.9 - mức đỉnh năm 2018 đồng thời mức thấp nhất năm 2012.

Ngoài ra, kết quả của cuộc họp này cũng có thể tác động đến đồng tiền của các quốc gia sản xuất dầu lớn, như Canada và Nga.

Fxstreet

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu kêu gọi Bắc Kinh thay đổi chiến lược "Made in China" trong bối cảnh căng thẳng thương mại

Trung Quốc cần cải tổ các chính sách công nghiệp để tránh phản ứng tiêu cực và xây dựng mối quan hệ kinh tế quốc tế, trong bối cảnh chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm đảo lộn hệ thống thương mại toàn cầu, theo nhận định của một hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu.
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vượt dự báo trong quý I nhưng đối mặt rủi ro lớn từ thuế quan Mỹ

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2025 đã vượt dự báo của giới phân tích, nhưng triển vọng u ám đang hiện hữu khi cuộc chiến thương mại với Mỹ leo thang đến mức độ chưa từng thấy, đặt ra thách thức lớn nhất cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều thập kỷ qua.
Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Kinh nghiệm từ Brexit: Hướng dẫn sinh tồn cho nhà đầu tư giữa thời đại biến động

Các nhà đầu tư Mỹ, bao gồm cả những người đã bỏ phiếu cho Kamala Harris và một bộ phận ủng hộ Donald Trump, hiện đang chứng kiến sự suy yếu của hệ thống tài chính từng được coi là bất khả xâm phạm. Đối mặt với những biến động thất thường từ chính sách thương mại không nhất quán của tổng thống, thị trường Mỹ đang trải qua một giai đoạn đầy biến động, tạo ra tâm lý pha trộn giữa hoang mang, bối rối và kinh ngạc trong giới đầu tư.
Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Sự thoái trào của chủ nghĩa 'Nước Mỹ là trên hết' thúc đẩy đà phục hồi của thị trường châu Âu

Trong bối cảnh chính sách thương mại và an ninh toàn cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang làm lung lay vai trò dẫn dắt truyền thống của nước Mỹ, các thị trường tài chính châu Âu — vốn im ắng suốt nhiều năm — đang chứng kiến sự trỗi dậy ngoạn mục.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ