Cuộc họp của OPEC+ có thể diễn ra sớm hơn dự kiến vào ngay trong tuần tới

Cuộc họp của OPEC+ có thể diễn ra sớm hơn dự kiến vào ngay trong tuần tới

23:05 31/05/2020

Động thái này, nếu được xác nhận, sẽ giúp cho liên minh này linh hoạt hơn để thay đổi giới hạn sản xuất hiện tại.

Thỏa thuận hiện nay - diễn ra vào tháng Tư khi nhu cầu năng lượng và giá cả sụp đổ vì đại dịch Covid-19, kêu gọi việc hạn chế sản xuất có thể nới lỏng từ tháng Bảy. Nhưng đó là một vấn đề cần thảo luận tại cuộc họp tiếp theo, sẽ được tổ chức bởi hội nghị cầu truyền hình.

Các thành viên OPEC thường quyết định kế hoạch vận chuyển dầu cho khách hàng vào tháng 7 trong tuần đầu tiên của tháng 6, vì vậy một cuộc họp sớm hơn sẽ cho họ thời gian để phản ứng nhanh với kết quả.

Bộ trưởng Năng lượng Algeria Mohamed Arkab, người giữ chức chủ tịch luân phiên, đã đề xuất họp ngày 4/6, thay vì ngày 9-10/6 như kế hoạch. Quyết định cuối cùng dự kiến ​​vào đêm nay.

Liên minh OPEC+ gồm 23 quốc gia do Ả Rập Xê Út và Nga đứng đầu đang tiến hành cắt giảm sản lượng kỷ lục để hỗ trợ giá dầu. Tại cuộc họp, họ sẽ quyết định xem có giữ nguyên thỏa thuận hiện tại hay mở rộng thêm việc cắt giảm.

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác cam kết giảm sản lượng 9,7 triệu thùng mỗi ngày, tương đương khoảng 10% nguồn cung toàn cầu, trong tháng 5 và tháng 6. Ngoài ra, Ả Rập Saudi, Kuwait và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất đã cắt giảm thêm khoảng 1.2 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 6, nâng con số cắt giảm lên gần 11 triệu thùng mỗi ngày.

Quy mô cắt giảm sản lượng sẽ giảm dần xuống mức khoảng 7.7 triệu thùng mỗi ngày trong tháng Bảy. Một lựa chọn mà liên minh đang cân nhắc là trì hoãn thời gian bắt đầu giảm dần quy mô này tới ba tháng.

Nigeria và công ty dầu mỏ nhà nước Abu Dhabi, thủ đô của UAE, đã công bố kế hoạch tăng xuất khẩu trong tháng 7 phù hợp với thỏa thuận OPEC+ từ tháng Tư.

Thỏa thuận OPEC+ và nhu cầu năng lượng phục hồi ở Trung Quốc đã giúp giá dầu tăng kể từ cuối tháng Tư. Nhưng giá dầu vẫn ở mức gần 35 đô la một thùng - chỉ bằng một nửa mức giá cuối năm 2019 và thấp hơn nhiều so với những gì hầu hết các nhà sản xuất mong muốn để trang trải chi tiêu của chính phủ.

OPEC có một cuộc họp Ủy ban Kinh tế dự kiến diễn ra vào ngày 2-3/6 và Ủy ban Kỹ thuật chung để đánh giá việc thực hiện cắt giảm nguồn cung hiện tại vào ngày 5/6.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Vàng vượt mốc 3,000 USD: Khi bất ổn toàn cầu thắp lửa cho kim loại quý

Đợt tăng vọt gần đây của vàng lên mức cao kỷ lục đã khiến nhiều người liên tưởng đến lần cuối cùng giá vàng lập đỉnh do biến động chính trị và kinh tế – đó là vào năm 1980. Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng bản chất của đợt tăng lần này – và khả năng duy trì của nó – có nhiều điểm khác biệt.
Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giá vàng thu hẹp đà giảm nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào từ các ngân hàng trung ương

Giá vàng đã thu hẹp mức giảm trước đó vào thứ Hai, khi một phần nhu cầu trú ẩn an toàn quay trở lại và hoạt động mua mạnh từ các ngân hàng trung ương hỗ trợ giá sau khi vàng rơi xuống mức thấp nhất trong hơn ba tuần. Trong khi đó, các nhà phân tích vẫn duy trì cái nhìn tích cực về kim loại quý này.
Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bất ổn dưới thời Trump: Cơ hội lớn cho vàng bứt phá

Khi sự hỗn loạn chính trị gia tăng, vàng trở thành công cụ phòng ngừa rủi ro hấp dẫn. Giá vàng đã bứt phá mạnh mẽ kể từ khi Trump gần như chắc chắn tái đắc cử, phản ánh nỗi lo ngại về tương lai kinh tế và địa chính trị. Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, liệu vàng có phải là lựa chọn khôn ngoan, hay chỉ là một ván cược đầy cảm tính?
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ