Cú sụp đổ của giá dầu là hồi chuông cảnh tỉnh cho thị trường chứng khoán

Cú sụp đổ của giá dầu là hồi chuông cảnh tỉnh cho thị trường chứng khoán

22:53 21/04/2020

Sự sụp đổ của giá dầu là một hồi chuông cảnh báo. Bất cứ ai đã và đang bị cuốn theo đợt tăng giá hưng phấn của thị trường chứng khoán kể từ cuối tháng 3 sẽ thật ngu ngốc khi bỏ qua hồi chuông này.

Ngay cả nhìn theo tiêu chuẩn biến động trong vài tháng qua tại các thị trường, quy mô lớn của sự sụt giảm của dầu vẫn rất ngoạn mục. Lần đầu tiên vào thứ hai, nó trở về mức âm. Khởi đầu ngày ở mức khoảng 10 đô la một thùng, giá của WTI, loại dầu chuẩn của Hoa Kỳ, kỳ hạn giao tháng Năm, sập xuống mức âm 40 đô la.

Điều đó có nghĩa là có rất nhiều dầu dư thừa, và rất ít nhu cầu tiêu thụ trong nền kinh tế toàn cầu trong giai đoạn phong tỏa, cũng như còn quá ít chỗ lưu trữ, khiến cho người bán đang phải trả thêm tiền cho người mua để lấy dầu ra khỏi tay họ.

Những người lạc quan đã nhanh chóng cho rằng mức giá âm chẳng qua chỉ là một hiệu ứng kỹ thuật thị trường. Các vấn đề về lưu trữ ngắn hạn chỉ đơn giản là để chèn ép giá loại hợp đồng cụ thể này tại sàn giao dịch cụ thể này của thế giới, họ nói. Họ lưu ý rằng không có gì bất thường khi giá futures gần nhất giảm xuống khi gần đến ngày chốt giao dịch dầu vật chất. Nói cách khác: không có gì đáng chú ý ở đây.

Nhưng có vẻ như giả thuyết đó cũng đương với lập luận rằng “coronavirus chỉ là bệnh cúm".

Một thùng dầu trao tay ở mức - $ 40 đơn giản là không bình thường. Hơn nữa, giá dầu giao vào các thời điểm khác trong năm và ở các nơi khác trên thế giới, hiện cũng đang lao dốc. Giá WTI giao trong tháng Sáu giảm tới 40% vào thứ Ba. Hóa ra thế giới cũng không muốn nhiều dầu vào thời điểm đó.

Các tài sản rủi ro sẽ lần lượt lao dốc?

Đây là một hồi chuông báo động. Kể từ cuối tháng 3, thị trường chứng khoán và trái phiếu rủi ro đã tăng vọt, được kéo ra khỏi vực sâu của sự tuyệt vọng bởi lực kéo của ngân hàng trung ương. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã cam kết mua một lượng lớn trái phiếu, và thậm chí còn hỗ trợ thị trường nợ lợi suất cao (rủi ro cao). Điều này làm giảm lợi suất trái phiếu và khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phiếu, và các nhà đầu tư đã làm theo y như vậy. Tuy nhiên, Fed không mua dầu.

Hoàn toàn hợp lý khi mua cổ phiếu trên cơ sở bạn có sự hỗ trợ của Fed và hầu hết các nhà quản lý quỹ sẽ đồng ý rằng ngân hàng trung ương đã thành công trong việc vô hiệu hóa các mối đe dọa đối với hệ thống tài chính. Nhưng mọi ý kiến ​​cho rằng đây là một sự phục hồi lành mạnh, rằng các công ty và nền kinh tế đã qua điều tồi tệ nhất và hồi phục trở lại bình thường, dường như chỉ là suy nghĩ ngớ ngẩn.

Vâng, như một số nhà đầu tư dũng cảm rất muốn chỉ ra, sự lây lan của virus ở một số nơi trên thế giới chậm lại là đáng khích lệ. Nhưng tự bản thân nó không đủ khích lệ để hỗ trợ một bước nhảy 26% của chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 trong tháng qua. Như Peter Oppenheimer, chiến lược gia cổ phiếu toàn cầu của Goldman Sachs đã cảnh báo trong tuần này: “Sự hồi phục này trên thị trường chứng khoán có lẽ là quá nhanh, và có lẽ vẫn còn những rủi ro giảm giá từ đây”.

Dầu giảm là một trong những tín hiệu đơn giản nhất, rõ ràng nhất để nói rằng nền kinh tế toàn cầu đang gặp khủng hoảng sâu sắc, và đừng kỳ vọng các nhà sản xuất và các hãng hàng không và hộ gia đình sớm quay lại kinh doanh.

Điều này tới lượt nó cho thấy các nhà đầu tư vẫn quá lạc quan về tốc độ và lực mà các công ty và nền kinh tế có thể phục hồi sau các chương trình phong tỏa được thiết kế để ngăn chặn coronavirus. Rốt cuộc, S&P giờ đã trở lại điểm xuất phát tháng 6 năm ngoái.

"Quý thứ hai sẽ rất tệ cho thu nhập doanh nghiệp", theo Karen Ward, chiến lược gia thị trường của JPMorgan Asset Management khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi. "Chúng tôi nghĩ rằng thị trường vẫn đang quá lạc quan. . . Đó là điều mà tôi lo ngại."

Bất cứ ai vẫn đang mua vào tài sản rủi ro, và từ chối nghe lập luận về khả năng giá giảm thấp hơn, nên lắng nghe những âm thanh ồn ào từ những người giao dịch dầu đang tự đập đầu vào bàn của họ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ