CPI của Úc và PCE lõi của Mỹ. Điều gì sẽ xảy đến tiếp theo với AUD/USD?

CPI của Úc và PCE lõi của Mỹ. Điều gì sẽ xảy đến tiếp theo với AUD/USD?

Trịnh Thư

Trịnh Thư

Junior Editor

07:48 29/05/2024

Vào thứ Tư ngày 29 tháng 5, chỉ số CPI của Úc là yếu tố đáng được các nhà đầu tư quan tâm. Cùng phiên giao dịch, phát biểu của các thành viên FOMC cũng cần được cân nhắc trong bối cảnh kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Fed vào tháng 9 đang thay đổi.

Chỉ số CPI của Úc và RBA

Các nhà kinh tế dự báo CPI tháng 4 giảm từ 3.5% xuống 3.4%. Số liệu lạm phát cao hơn dự kiến có thể khiến nhà đầu tư đặt cược vào việc RBA tăng lãi suất. Thống đốc RBA, Michele Bullock, gần đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiềm chế lạm phát. Bà cảnh báo sẽ ưu tiên giải quyết lạm phát hơn là giảm bớt áp lực cho các hộ gia đình.

Việc tăng lãi suất sẽ làm tăng chi phí đi vay và giảm thu nhập khả dụng. Xu hướng thu nhập khả dụng đi xuống có thể tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng, làm giảm lạm phát do cầu kéo. Chi phí vay cao hơn cũng có thể buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm biên chế để giảm chi phí. Thêm vào đó, thị trường lao động suy thoái cũng ảnh hưởng đến tăng trưởng tiền lương, thu nhập khả dụng và niềm tin của người tiêu dùng.

Lịch kinh tế Mỹ: Phát biểu của các thành viên FOMC

Các nhà đầu tư cần theo dõi phát biểu của các thành viên FOMC. Dữ liệu kinh tế gần đây của Mỹ đã làm giảm kỳ vọng của nhà đầu tư về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Khả năng Fed giữ nguyên lãi suất vào tháng 9 tăng từ 35.2% lên 50.2% vào ngày 24/05. Trong khi đó khả năng này đã tăng lên 53.7% vào hôm qua.

Đây sẽ là một tuần quan trọng đối với đồng USD. Vào thứ Sáu (31/05), báo cáo thu nhập và chi tiêu cá nhân có thể ảnh hưởng đến lộ trình lãi suất của Fed. Xu hướng tăng thu nhập, chi tiêu cá nhân và lạm phát có thể làm dấy lên suy đoán về việc Fed tăng lãi suất vào năm 2024.

Dự báo Ngắn Hạn

Xu hướng AUD/USD trong ngắn hạn có thể phụ thuộc vào số liệu lạm phát của Úc và Mỹ. Số liệu lạm phát cao hơn dự kiến từ Mỹ có thể khiến chính sách tiền tệ nghiêng về phía đồng USD và tương tự với đồng AUD.

Phân tích kỹ thuật

Trên biểu đồ ngày, AUD/USD vẫn duy trì trên đường EMA 50 ngày và 200 ngày, xác nhận xu hướng tăng. Nếu vượt qua mức 0.6650, phe mua có thể đẩy lên mức kháng cự 0.6700. Hơn nữa, nếu vượt qua mức kháng cự 0.6700 có thể hướng tới mức 0.6750.

Tuy nhiên, nếu AUD/USD giảm xuống dưới 0.6600, phe bán có thể đẩy cặp tiền xuống đường EMA 50 ngày. Việc giảm qua đường EMA 50 ngày có thể báo hiệu sự phá vỡ xuống dưới đường EMA 200 ngày. Mặt khác, lực mua có thể tăng lên tại mức hỗ trợ 0.6576, vì đường EMA 200 ngày trùng với mức hỗ trợ này. Với chỉ báo RSI 14 ngày trên biểu đồ ngày là 56.46, AUD/USD có thể quay trở lại vùng 0.6750 trước khi bước vào vùng quá mua.

Đồ thị AUD/USD khung ngày

FX Empire

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Nhận định JPY và AUD/USD: Lạm phát Nhật Bản gây bất ngờ, USD/JPY giảm
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định JPY và AUD/USD: Lạm phát Nhật Bản gây bất ngờ, USD/JPY giảm

Một thỏa thuận thương mại giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản trong quý 2 có thể khiến chính sách của BoJ chuyển sang thắt chặt, với các nhà giao dịch để mắt đến các động thái chuyển hướng từ ôn hòa sang diều hâu. Lạm phát của Nhật Bản tăng lên 3.5%, thúc đẩy các cược tăng lãi suất của BoJ và đẩy USD/JPY xuống mức thấp nhất trong phiên gần 143.810. AUD/USD phản ứng với cảnh báo của RBA rằng một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đẩy Úc vào suy thoái.
Nasdaq 100 và S&P500: Lợi suất hạ nhiệt mang lại sự nhẹ nhõm khi rủi ro tài khóa làm lu mờ dự báo
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nasdaq 100 và S&P500: Lợi suất hạ nhiệt mang lại sự nhẹ nhõm khi rủi ro tài khóa làm lu mờ dự báo

Chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa đi ngang khi lợi suất trái phiếu kho bạc giảm giúp xoa dịu tạm thời mối lo ngại về thâm hụt và thuế quan gia tăng. Nasdaq vượt trội với mức tăng 0.28%, dẫn đầu là các cổ phiếu công nghệ như Nvidia, Amazon, Tesla và mức tăng 1.3% của Alphabet. Dự luật thuế của Trump đã được Hạ viện thông qua, tăng thêm 3.8 nghìn tỷ đô la vào nợ của Hoa Kỳ trong 10 năm, làm gia tăng lo ngại trên thị trường trái phiếu.
Ba yếu tố chính thúc đẩy thị trường hôm nay
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ba yếu tố chính thúc đẩy thị trường hôm nay

Thị trường chứng khoán và một số tài sản rủi ro đang chịu áp lực trong tuần này, khi những rủi ro mới xuất hiện có thể gây ra biến động. Thị trường châu Âu và châu Á giảm theo thị trường Mỹ, do lợi suất trái phiếu tăng trên toàn cầu làm gián đoạn đợt phục hồi của thị trường chứng khoán tháng trước.
Chỉ số Hang Seng và ASX 200 tăng điểm nhờ tối ưu hóa kinh tế, tín hiệu nới lỏng từ RBA
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Chỉ số Hang Seng và ASX 200 tăng điểm nhờ tối ưu hóa kinh tế, tín hiệu nới lỏng từ RBA

Chỉ số Hang Seng tăng 0.47% nhờ dự báo kinh tế lạc quan trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung hạ nhiệt. ASX 200 tăng 0.71% khi RBA cắt giảm lãi suất và triển vọng ôn hòa làm dấy lên sự lạc quan trong các cổ phiếu ngân hàng và công nghệ. Nikkei 225 giảm 0.11%, chịu áp lực từ sức mạnh của JPY trong bối cảnh dòng tiền đổ vào nơi trú ẩn an toàn do căng thẳng ở Trung Đông
Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định đồng Yên Nhật và AUD/USD: Cán cân thương mại Nhật Bản sụt giảm mạnh

Cán cân thương mại của Nhật Bản đã giảm xuống mức thâm hụt 115.8 tỷ vào tháng 4, làm tăng rủi ro suy thoái cho nền kinh tế. Nhu cầu trong nước và bên ngoài yếu có thể hạn chế các khoản cược tăng lãi suất của BoJ và gây áp lực lên nhu cầu JPY. AUD/USD phải đối mặt với rủi ro giảm giá vì dữ liệu tiền lương yếu có thể thúc đẩy kỳ vọng về việc RBA tiếp tục cắt giảm lãi suất trong quý này.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ