Thị trường lao động Canada bất ngờ giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 2 năm, cho thấy nền kinh tế ngày càng trì trệ, đặt ra thách thức cho Ngân hàng Trung ương trong việc có nên bắt đầu cắt giảm lãi suất trong thời điểm hiện tại không.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cảnh báo về sự trượt dốc của đồng Yên, cam kết sẽ có những hành động thích hợp trước những biến động quá mức của đồng Yên.
Giá vàng giảm trong phiên Á vào thứ Sáu, sau khi chạm mức đỉnh kỷ lục gần đây. Điều này có thể là do dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ sắp công bố, dữ liệu này có thể ảnh hưởng đến triển vọng về lãi suất.
Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Kazuo Ueda báo hiệu khả năng tăng lãi suất vào nửa cuối năm 2024 bằng cách nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông địa phương rằng đà lạm phát sẽ mạnh lên.
Các ngân hàng trung ương nước ngoài đang tăng cường sử dụng một công cụ quan trọng của Fed. Điều này cho thấy các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới đang tiếp tục tích lũy tiền mặt để nhằm mục đích bảo vệ đồng tiền của mình.
ECB khẳng định họ sẽ không ''bắt chước'' Fed khi chuẩn bị cắt giảm lãi suất lần đầu tiên. Tuy nhiên, lộ trình chính sách sau đó của ECB rất có thể vẫn bị ảnh hưởng bởi những diễn biến ở Mỹ.
Mặc dù Nhật Bản vừa thực hiện đợt tăng lãi suất đầu tiên sau 17 năm, đồng Yên vẫn chưa cho thấy dấu hiệu phục hồi như mong đợi của các nhà hoạch định chính sách. Các chuyên gia tài chính chỉ ra bốn lý do chính khiến đồng Yên vẫn duy trì ở mức yếu hiện tại.
Phó thống đốc Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) Brad Jones cho biết tình trạng năng suất kém ở Úc đã tồn tại trong một thời gian dài, nhưng các dấu hiệu đang cho thấy các doanh nghiệp nhỏ đang tăng cường đầu tư vào đổi mới để cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.