Chứng khoán Mỹ trước nguy cơ suy giảm, trọng tâm dồn vào các dữ liệu kinh tế sắp tới

Chứng khoán Mỹ trước nguy cơ suy giảm, trọng tâm dồn vào các dữ liệu kinh tế sắp tới

Đặng Thùy Linh

Đặng Thùy Linh

Junior Analyst

14:23 28/10/2024

Tuần này sẽ là tuần quan trọng khi loạt báo cáo kết quả kinh doanh và dữ liệu kinh tế có thể định hình cho những tuần tới.

S&P 500 đã tăng gần 3% kể từ giữa tháng 7, thiết lập đỉnh mới, nhưng Nasdaq vẫn chưa vượt đỉnh. Lĩnh vực công nghệ và cổ phiếu của các công ty lớn khác cũng đã phải vật lộn để có được đà tăng.

Ngoài ra, biểu đồ S&P 500 cũng đã xuất hiện một số mô hình giảm giá trong vài tuần qua. Tuần trước, một cây nến nhấn chìm giảm giá đã xuất hiện trên biểu đồ hợp đồng tương lai E-mini S&P 500, thân nến bao phủ toàn bộ cây nến của tuần trước, báo hiệu rủi ro giảm giá.

Biểu đồ hàng tuần của S&P 500 Futures

Mô hình nêm tăng trên biểu đồ tuần và RSI có xu hướng giảm trên cùng khung thời gian cũng cho thấy tín hiệu giảm.

Biểu đồ hàng tuần của S&P Emini Futures

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đang có xu hướng tăng cao hơn và dữ liệu kinh tế tuần này có thể sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định liệu đà tăng này có tiếp tục kéo dài và quay trở lại mức 5% hay không.

Biểu đồ hàng ngày về <a class=lợi suất trái phiếu 10 năm của Hoa Kỳ" src="/uploads/2024/10/28/image-d4e64842c04bf408e92110aa31f53586.png" />

Dự liệu việc làm của JOLTS được công bố vào thứ Tư, dự kiến sẽ giảm xuống 7.9 triệu.

Dữ liệu từ LinkUp và Indeed cho thấy việc làm mới tiếp tục giảm trong tháng 9 và tháng 10, củng cố khả năng số liệu việc làm JOLTS tiếp tục giảm.

Biểu đồ dữ liệu JOLTS

Dữ liệu GDP được công bố vào thứ Tư, các chuyên gia kinh tế dự báo mức tăng trưởng thực là 3% cho quý III và chỉ số lạm phát PCE chỉ đạt 2%. Điều này ngụ ý tăng trưởng GDP danh nghĩa đã chậm lại còn 5% trong quý III, giảm từ mức 5.6% trong quý II.

Tuy nhiên, dữ liệu GDPNow của Fed Atlanta dự báo tăng trưởng thực sẽ đạt 3.3% và chỉ số PCE là 3.6%, ngụ ý tăng trưởng danh nghĩa là 6.9%. Sự khác biệt này đặt ra câu hỏi về độ chính xác của các nhà phân tích và dữ liệu GDPNow.

Chỉ số lạm phát cao hơn dự kiến sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng danh nghĩa và có thể tác động đến lãi suất. Dự báo của các nhà kinh tế được cho là đang quá thấp, và dữ liệu thực tế có thể cao hơn ước tính 2%.

Biểu đồ dữ liệu GDP

Báo cáo việc làm sẽ được công bố vào thứ sáu, với ước tính số lượng việc làm thấp hơn, chỉ khoảng 110,000 do ảnh hưởng từ các cơn bão gần đây và cuộc đình công tại Boeing.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến ​​sẽ không thay đổi. Dựa trên xu hướng điều chỉnh dữ liệu trong các báo cáo trước đây, rất khó để dự đoán chính xác con số cuối cùng.

US Employment Data

Một lý do khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm vào tháng 9 là do số người mất việc giảm và số người mới gia nhập thị trường lao động cũng giảm.

Câu hỏi đặt ra là liệu số người gia nhập thị trường lao động sẽ tiếp tục giảm trong tháng này hay sẽ tăng lên.

Theo quan điểm của tác giả, khi số lượng việc làm mới giảm, những lao động mới có thể mất nhiều thời gian hơn để tìm được việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng một cách tự nhiên cho đến khi đạt được sự cân bằng.

Hiện tại, có khoảng 2.8 vị trí công việc cho mỗi lao động mới - giảm so với 3.0 việc làm vào năm 2018, 2019 và đầu năm 2020 (trước đại dịch).

Điều này cho thấy số lượng công việc dành cho lực lượng lao động mới hiện nay ít hơn so với những năm trước. Nếu số lượng việc làm giảm trong tháng 9 và tháng 10 (theo dữ liệu từ Indeed và LinkUp), số người mới gia nhập lực lượng lao động có thể tăng lên.

Kể từ khi số lượng việc làm của JOLTS giảm xuống dưới 9 triệu, số người gia nhập lực lượng lao động đã tăng lên. Có thể thị trường đang ở giai đoạn mà số lượng công việc không đủ để đáp ứng lượng người gia nhập mỗi tháng. Chi tiết sẽ được làm rõ hơn khi báo cáo việc làm được công bố vào thứ Sáu.

Unemployment Rate for September

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ